Nghệ An: Một ngày có tới 18 xã phát sinh mới dịch tả lợn châu Phi
Theo thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y, trong ngày 25/9, trên địa bàn Nghệ An có 18 xã phát sinh mới dịch tả lợn châu Phi.
Có 18 xã, phường phát sinh mới dịch tả lợn châu Phi gồm: Quỳnh Phương, Quỳnh Trang (thị xã Hoàng Mai); Nam Lĩnh, Vân Diên (Nam Đàn); Mỹ Sơn, Hiến Sơn, Trù Sơn, Đại Sơn và Lưu Sơn (Đô Lương); Đồng Văn (Thanh Chương); Nghi Văn (Nghi Lộc); Diễn Kỷ (Diễn Châu); Hưng Mỹ (Hưng Nguyên); Lĩnh Sơn, Long Sơn (Anh Sơn); Hưng Đông, Nghi Đức (TP Vinh) và xã Đông Hiếu của thị xã Thái Hòa.
Như vậy, đến ngày 26/9, có 191 xã của 18 huyện, thị xã, thành phố dịch chưa qua 30 ngày. Nhiều nhất là các địa phương: Quỳnh Lưu 17 xã, Đô Lương 27 xã, Thanh Chương 13 xã, Nghi Lộc 12 xã, Diễn Châu 27 xã, Hưng Nguyên 13 xã, Yên Thành 37 xã, TP Vinh 9 xã, Tương Dương 7 xã...
Tổng số lợn của Nghệ An buộc phải tiêu hủy do nhiễm dịch bệnh tả lợn châu Phi đến ngày 26/9 là 39.001 con, tổng trọng lượng 1.690.995 kg.
Ông Ngô Đức Quỳnh - Phó Chi cục Chăn nuôi và Thú y cho biết, sở dĩ dịch bùng phát mạnh trong thời gian qua là do vi rút dịch tiềm ẩn nhiều trong khu dân cư. Mặt khác, đợt mưa lũ vừa qua gây ngập úng một số địa phương, khiến dịch có cơ hội phát tán ra diện rộng. Trong khi đó, tại nhiều xã trọng điểm dịch, công tác phòng chống dịch chưa được chính quyền địa phương thực hiện tốt, đặc biệt là công tác giết mổ, kiểm soát vận chuyển lợn ra vào vùng dịch.
Nhiều doanh nghiệp đặt hàng nông dân Nghệ An trồng khoai lang
Vụ đông năm nay, nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đã ký hợp đồng với các địa phương trên địa bàn Nghệ An sản xuất và bao tiêu một số sản phẩm: khoai lang, ớt, dưa chuột, khoai tây, bạc hà, ngô...
Ông Trần Phi Hùng - Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Thanh Chương cho biết: Hiện tại đã có doanh nghiệp khảo sát, kợp đồng trồng 30 ha ngô ngọt ở xã Thanh Nho và 100 ha khoai lang ở một số xã: Thanh An, Thanh Ngọc, Ngọc Sơn, và Thanh Dương. Khoai lang được doanh nghiệp thu mua để chế biến tinh bột, nên được bà con trồng 1 giống khoai là HNV1.
Ngoài ra còn có rất nhiều doanh nghiệp khác đã ký kết bao tiêu sản phẩm nông nghiệp cho bà con nông dân tại các huyện như Yên Thành, Diễn Châu.
Tại huyện Yên Thành, vụ đông này cũng có một số doanh nghiệp ký hợp đồng sản xuất bao tiêu sản phẩm: 12 ha cây bạc hà ở Lăng Thành, Bảo Thành; 7 ha đậu tương ở các xã: Công Thành, Minh Thành, Hùng Thành và Lăng Thành. Ngoài ra còn có một số tổ chức hợp đồng trồng ngô nếp ở xã Minh Thành, Thịnh Thành.
Vụ đông 2019, xã Diễn Nguyên (Diễn Châu) doanh nghiệp đã về địa phương khảo sát đất, ký hợp đồng với địa phương sản xuất 10 ha ớt. Theo đó, phía doanh nghiệp cam kết bao tiêu sản phẩm theo giá thị trường, nhưng tối thiểu 5.000 đồng/kg ớt xanh, 6.000 đồng/kg ớt chín.
Ông Nguyễn Tiến Đức - Trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh cho biết, hiện nay các địa phương đang triển khai trồng cây vụ đông, nhiều địa phương ký hợp đồng với các doanh nghiệp để sản xuất, bao tiêu sản phẩm. Trong đó sản xuất ngô lấy cây được hợp đồng nhiều diện tích nhất.
Những sản phẩm khác như: khoai tây, ớt, dưa chuột... thường triển khai nhỏ lẻ tại các địa phương. Trong quá trình thực hiện, các địa phương cần lưu ý ký hợp đồng với các doanh nghiệp có uy tín, đồng thời chỉ đạo bà con nông dân sản xuất có hiệu quả, nhằm đáp ứng yêu cầu về sản phẩm cho doanh nghiệp.
Hà Tĩnh: Nông dân đầu tư gần nửa tỷ trồng dưa theo công nghệ Hà Lan
Chuyển từ sản xuất nông nghiệp truyền thống, trồng rừng và khai thác rừng sang phát triển kinh tế vườn đồi, nông dân xã Nam Hương (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang trở thành những ông chủ vườn có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Anh Phan Văn Quỳnh (SN 1972, ở xã Nam Hương, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh), việc chuyển đổi sang phát triển kinh tế vườn đồi đã trở thành bước ngoặt thay đổi cuộc sống của cả gia đình. Tháng 5/2019 vừa qua, vợ chồng anh quyết “chơi lớn”, đầu tư 380 triệu đồng xây nhà lưới, trồng dưa lưới theo công nghệ Hà Lan.
“Hiện tôi đang có 2.400 gốc, trong đó có 900 gốc sẽ cho thu hoạch vụ đầu tiên trong 2 tuần tới. Với giá bán hiện tại có thể mang lại thu nhập khoảng 50 triệu đồng, mỗi năm làm 3 vụ. Gia đình tôi đang rất kỳ vọng vào nước đi này”, anh Quỳnh phấn khởi chia sẻ.
Phó Chủ tịch UBND xã Nam Hương Trần Hậu Đức cho biết: “Những năm qua, địa phương đã chú trọng động viên, tạo điều kiện tối đa cho người dân phát triển kinh tế vườn đồi, trồng cây ăn quả. Định hướng người dân tập trung vào các loại cây như cam, bưởi, ổi… hướng tới hình thành các vùng cây ăn quả có thương hiệu, giá trị kinh tế cao.
Những bước đi mới dựa trên thế mạnh của địa phương đã bước đầu ghi nhận những tín hiệu mới, đời sống người dân ngày một nâng cao”.
Với sự mạnh dạn của những người nông dân tại xã Nam Hương, đầu vuông, vỏ màu xanh, khi chín quả ngả màu vàng, vừa giòn ngọt, vừa thơm.
Do giá trị kinh tế khá cao, giống hồng vuông được trồng rất phổ biến ở các xã Mỹ Lộc, Thượng Lộc, thị trấn Đồng Lộc, Sơn Lộc…
Ông Nguyễn Xuân Diệu - Chủ tịch UBND xã Thượng Lộc cho biết: Trên địa bàn xã có khoảng gần 50 hộ trồng hồng vuông giống Thạch Đài. Mỗi nhà có từ 15 - 30 cây, thậm chí có nhà có từ 50 – 80 cây. Năm nay, do thời tiết nên hồng mất mùa làm thiệt hại rất lớn đến kinh tế của bà con.
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và các tác nhân khác đã gảy cho nền sản xuất nông tư lớn cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang dưa Hà Lan để có thu nhập cao hơn. Đây là một hướng làm ăn mới rất cần được chính quyền quan tâm và nhân rộng.
Mất trắng mùa hồng do thời tiết thất thường
Nếu như năm ngoái, các hộ dân trồng hồng vùng trà sơn Can Lộc (Hà Tĩnh) có thể thu hoạch từ vài tạ đến cả chục tấn quả thì năm nay, sản lượng giảm hơn một nửa, thậm chí nhiều hộ mất trắng.
Ông Trần Văn Việt (thôn Nam Phong, xã Thượng Lộc, Can Lộc) buồn bã: “Chưa năm nào hồng vuông lại mất mùa như năm nay. Thời tiết mưa nhiều từ đầu vụ khiến tỉ lệ ra hoa ít, hồng bị rụng quả.
Nhà tôi có hơn 80 gốc, vụ năm ngoái cho thu hoạch trên 6 tấn, bán được gần 65 triệu đồng, nhưng năm nay “mót” cả vườn cũng chỉ được gần 1 tạ”.
Có hơn 15 gốc hồng trên 10 năm của gia đình anh Văn Hùng (thôn Thái Xá 2, xã Mỹ Lộc) năm nay cho thu hoạch không đáng là bao. Anh Hùng cho biết: “Giống hồng vuông cho giá trị kinh tế khá cao, rất phù hợp với thổ nhưỡng địa phương, lại không tốn nhiều công chăm sóc.
5 năm lại nay, đây là năm hồng mất mùa nhất, thương lái gọi điện, tìm đến từ rất sớm để đặt hàng nhưng không có mà bán. Những hộ trồng hồng lớn trong xã cũng trong tình trạng này, sản lượng giảm hơn một nửa, có nhà cây chỉ lác đác được vài quả”.
Giống hồng vuông ở trà sơn Can Lộc có nguồn gốc từ giống hồng vuông thuộc xã Thạch Đài (Thạch Hà), nhưng vẫn giữ được chất lượng và độ thơm ngon. Quả có hìnhnghiệp của người nông dân, đặc biệt là người làm vườn những hậu quả nghiêm trọng. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang trồng những loại cây có giá trị cao, chống trọi được với sự thay đổi thất thường của khí hậu là một vấn đề hết sức quan trọng để phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bà con.
Chương trình từ thiện: Cùng em đến trường hỗ trợ học sinh nghèo “Viết tiếp ước mơ” giai đoạn 2025 - 2028 sẽ hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh nghèo tại các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giãn, hoãn nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế.
Mới đây, tại các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Đắk Nông đã tổ chức trao giải và cấp giấy chứng nhận cho các khách hàng tiêu biểu đạt tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do công ty phát động.
Sáng 23/11, tại nhà thi đấu thể dục thể thao huyện, UBND huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) tổ chức Hội thi pháo đất năm 2024 nhằm bảo tồn và phát huy giá trị trò chơi dân gian truyền thống.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Sáng 22/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Duy Tiên long trọng tổ chức Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên (1469 - 2024) và 95 năm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Duy Tiên (11/1929 - 11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.