Nghệ An: Một trại lợn phải tiêu hủy do dịch TLCP nhiều nhất
Ông Ngô Đức Quỳnh - Phó Chi cục Chăn nuôi và Thú y cho biết,một trại lợn ở xã Hòa Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An) có số lượng lợn bị tiêu hủy nhiều nhất tỉnh từ trước đến nay lên đến 256 con, tổng trọng lương lên đến 13 tấn.
Ông Ngô Đức Quỳnh - Phó Chi cục Chăn nuôi và Thú y cho biết thêm: Từ khi dịch tả lợn châu Phi xảy ra trên địa bàn Nghệ An đến nay, đã có một số trại lợn ở các huyện Diễn Châu, Nam Đàn... bị nhiễm dịch, Đó là trại lợn của gia đình ông Nguyễn Cảnh Năm tại xóm Cồn Mội, xã Hòa Sơn, huyện Đô Lương.
Ngày 31/7, Cơ quan Thú y vùng III có kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm lợn ốm của gia trại ông Năm dương tính với dịch tả lợn châu Phi.
Ông Quỳnh cho biết ngày 1/8, đơn vị phối hợp với chính quyền và huyện Đô Lương tiêu hủy toàn bộ số lợn ở trại chăn nuôi của ông Nguyễn Cảnh Năm
Số lợn phải tiêu hủy tại trại chăn nuôi của ông Năm lên đến 256 con lợn, tổng trọng lượng trên 13 tấn, đây là số lượng lợn phải tiêu hủy lớn nhất tỉnh từ trước đến nay.
Theo ông Thái Đình Hường - Chủ tịch UBND xã Hòa Sơn cho biết, thực hiện sự chỉ đạo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y, địa phương lập 2 chốt kiểm soát dịch tại ổ dịch, cắt cử lực lượng chốt chặn 24/24 giờ.
Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện đã cấp cho xã 24 lít hóa chất, địa phương tiến hành phun tiêu độc khử trùng đồng loạt trong khu vực xóm Cồn Mội từ ngày 1/8. Xã cũng trích ngân sách mua 1 tấn vôi bột để phục vụ phòng, chống dịch.
Trước đây số lợn bị tiêu hủy do dịch TLCP hầu hết là những cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ trong các hộ gia đình, giờ đây đã có những dấu hiệu nhiễm bệnh tại các trang trại chăn nuôi lợn với số lượng tương đối lớn. Chính vì vậy việc phòng chống dịch TLCP rất cần các chính quyền và các lực lượng chức năng phải tập trung chỉ đạo ráo riết hơn nữa để bảo vệ đàn lợn đang có tại các trang trại chưa bị nhiễm bệnh.
Yên Thành có hơn 700 ha lúa bị hạn nặng
Theo số liệu thống kê của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, hiện nay trên địa bàn huyện có hơn 3.000ha/4.300 ha lúa phụ thuộc nước hồ đập bị khô hạn, trong đó 700 ha bị hạn nặng, nhiều diện tích bị cháy và nguy cơ mất trắng là rất cao, tập trung ở các xã vùng cao như: Quang Thành; Tây Thành; Mỹ Thành; Đại Thành; MInh Thành; Hùng Thành; Thịnh Thành
Yên Thành là vựa lúa của Nghệ An. Tuy nhiên, nhiều diện tích lúa hè thu đang giai đoạn ôm đòng, trổ bông bị nghẽn, cháy do hạn hán.
Tại xã Quang Thành, vụ hè thu mùa năm 2019, xác định là một năm sản xuất gặp rất nhiều khó khăn, nên nếu theo kế hoạch toàn xã sẽ gieo cấy lúa trên 280 ha, nhưng do thiếu nước từ đầu vụ, xã chỉ đạo 11/11 xóm gieo cấy 250 ha, còn lại chuyển đổi hơn 30 ha đất sang trồng ngô hè thu và các loại rau màu khác.
Vụ hè thu năm 2019, huyện Yên Thành gieo cấy được 11.950 ha theo kế hoạch đề ra cơ cấu 12.500 ha lúa. Đến thời điểm này, toàn huyện có 9.000 ha lúa trổ, còn lại là đang giai đoạn làm đòng và ôm đòng.
Hà Tĩnh 52 ha ngô bị sâu keo mùa thu gây hại
Hà Tĩnh đã ghi nhận thuộc vào nhóm các tỉnh đầu tiên trên cả nước bị sâu keo mùa thu xâm nhập. Hiện nay, sâu keo mùa thu đã gây hại trên diện tích 52 ha ngô ở 10 xã trọng điểm sản xuất ngô của tỉnh.
Sâu keo mùa thu được phát hiện vào giữa tháng 4/2019 tại vùng sản xuất ngô của các xã Kỳ Lạc, Kỳ Sơn, Kỳ Giang (huyện Kỳ Anh).
Trong đó, gây hại nặng nhất trên giống HN68 và HN88 với mật độ trung bình 5 - 7con/m2, nơi cao 15 - 20 con/m2. Diện tích bị tấn công được xác định là 22 ha.
Cuối tháng 7/2019 cơ quan Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết, sâu keo mùa thu đã phát sinh gây hại tại xã Gia Phố, Hương Vĩnh (Hương Khê); Sơn Kim, Sơn Tây (Hương Sơn); Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên).
Mật độ phân bố ở vào mức trung bình từ 5 - 7 con/m2, nơi cao 10 - 15 con/m2 với diện tích nhiễm 30 ha trên các giống NH68, NK7328, CP511, CP11,...
Hiện, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh đang tiếp tục đánh giá nhằm xác định các giống ngô có khả năng kháng, chống chịu với sâu keo mùa thu để thông tin, hướng dẫn nông dân sử dụng, thay thế các giống ngô đã bị loại sâu này gây hại nặng.
Thừa Thiên Huế: Biện pháp để “sống chung” với dịch tả lợn châu Phi
“Chúng ta phải tập sống chung với dịch TLCP thông qua việc thực hiện nghiêm các quy trình chăn nuôi an toàn sinh học” là khẳng định của ông Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi Thú y.
Trên cơ sở xác định cơ chế lây lan của dịch, 40% nguy cơ xuất phát từ việc vận chuyển và tiếp xúc với người, sinh vật trung gian mang mầm bệnh và 60% nguy cơ từ nguồn thức ăn.
Trong lúc chờ các nhà khoa học nghiên cứu tìm ra vắc xin, biện pháp hữu hiệu nhất vẫn là áp dụng nghiêm ngặt các quy trình chăn nuôi an toàn sinh học.
Chăn nuôi an toàn sinh học, người chăn nuôi sẽ phải thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật và quản lý nhằm ngăn ngừa và hạn chế sự lây nhiễm của các tác nhân gây bệnh có khả năng gây hại đến con người, gia súc, gia cầm và môi trường.
Người chăn nuôi phải xây dựng tách biệt các chuồng, trại chăn nuôi với nhau và giữa khu vực chăn nuôi với khu vực sinh sống, làm việc, đi lại của con người, sự xâm nhập của động vật khác.
Các trang trại cần kiểm soát con giống, con người, dụng cụ, phương tiện vận chuyển, thức ăn, nước uống, vật tư, động vật, côn trùng…nên sử dụng con giống tại chỗ để hạn chế việc di chuyển vật nuôi từ vùng này sang vùng khác, tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Thức ăn tận dụng từ các nhà hàng, hộ gia đình chính là nguồn lây lan dịch bệnh chủ yếu. Tốt nhất là không sử dụng thức ăn thừa dưới mọi hình thức, thức ăn của đàn lợn đã xuất chuồng hoặc đàn lợn đã bị dịch cho đàn mới.
Ngoài ra người chăn nuôi cũng phải thực hiện tốt khâu tiêm phòng cho đàn lợn như lở mồm long móng, tam liên lợn…. Tiêu độc khử trùng phương tiện ra vào trại và tiêu độc khu vực chăn nuôi.
Chương trình từ thiện: Cùng em đến trường hỗ trợ học sinh nghèo “Viết tiếp ước mơ” giai đoạn 2025 - 2028 sẽ hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh nghèo tại các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giãn, hoãn nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế.
Mới đây, tại các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Đắk Nông đã tổ chức trao giải và cấp giấy chứng nhận cho các khách hàng tiêu biểu đạt tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do công ty phát động.
Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.
Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1422/QĐ-TTg ngày 19/11/2024 về việc ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (cập nhật).