Bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang diễn biến phức tạp. Riêng huyện Thanh Chương, tính đến ngày 3/4, số lượng lợn hơi buộc phải tiêu hủy do nhiễm dịch đã lên hơn 170 tấn.
Huyện Thanh Chương là địa phương có tổng đàn lợn nhiều nhất tỉnh Nghệ An, với 110 nghìn con, cũng là nơi đang xảy ra bệnh dịch tả lợn châu Phi. Số lượng lợn chết do nhiễm dịch chưa có dấu hiệu dừng lại, trong đó nhiều nhất ở các xã: Thanh Lĩnh, Thanh Hương, Thanh Thịnh, Thanh An, Thanh Khê...
Báo cáo của UBND huyện Thanh Chương cho thấy, từ ngày 01/1/2021, bệnh dịch tả lợn châu Phi tái bùng phát trên địa bàn huyện, nhưng lây lan mạnh nhất kể từ tháng 2 lại nay. Tính đến ngày 3/4 đã có 33 xã trên địa bàn huyện dương tính với bệnh dịch tả lợn châu Phi. Số lượng lợn tiêu hủy của Thanh Chương lên hơn 170 tấn lợn hơi, tăng so với thời điểm cuối tháng 3 là 27 tấn.
Ông Nguyễn Trường Tam, Chủ tịch UBND xã Thanh Lĩnh cho biết, bệnh dịch tả lợn châu Phi tái bùng phát trên địa bàn huyện từ tháng 2 lại nay; riêng địa bàn xã, hiện đã lây lan ra 6/6 thôn của xã, hầu hết ngày nào cũng có người dân báo có lợn bị ốm chết. Tổng số lợn tiêu hủy đến hết ngày 3/4 trên 10 tấn. Do vậy, hiện nay địa phương đặt công tác phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi lên hàng đầu.
Theo Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Thanh Chương, nguyên nhân bệnh dịch tả lợn châu Phi bùng phát mạnh là do trên địa bàn huyện chủ yếu chăn nuôi nhỏ lẻ, khó áp dụng các biện pháp vệ sinh phòng dịch, an toàn sinh học trong chăn nuôi.
Sau Tết Nguyên đán, người dân tái đàn lợn nhưng nhiều hộ không áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học. Công tác tiêu độc khử trùng chưa được quan tâm đúng mức. Công tác kiểm soát giết mổ không được quản lý chặt chẽ.
Khi xảy ra dịch bệnh không khai báo với chính quyền địa phương cũng như cơ quan thú y để xử lý, gây khó khăn trong công tác phòng chống dịch, làm thiệt hại kinh tế đến người chăn nuôi. Thời tiết diễn biến thất thường làm các nguồn nước, phân, chất thải phát tán ra môi trường, theo các kênh, mương, ao, hồ cũng là nguyên nhân làm lây lan dịch bệnh.
Ông Lê Đình Thanh, Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương cho biết, UBND huyện đang chỉ đạo các địa phương thực hiện quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch, trong đó tập trung mạnh vào công tác tiêu độc, khử trùng, tuần tra kiểm soát tình trạng vận chuyển lợn, vứt lợn chết ra môi trường
Tuy nhiên, khó khăn nhất hiện nay là ý thức của một bộ phận người dân trong công tác phòng dịch còn kém. Việc qua lại trong vùng có dịch không được kiểm soát; có những trường hợp vứt xác lợn chết ra sông suối, từ đó mầm bệnh lây lan rộng.
Mặt khác, khó khăn chồng chất khó khăn khi các địa phương không còn đội ngũ thú y cấp xã, nên công tác lấy mẫu xét nghiệm và chẩn đoán bệnh cho lợn ốm rất bất cập. Nhiều xã không thuê nổi người tiêm phòng vắc xin vụ xuân. Trong khi đó, lực lượng thú y cấp huyện mỏng, không thể đáp ứng nổi trong điều kiện bệnh dịch bùng phát mạnh trên địa bàn huyện như hiện nay. Đây là trở ngại lớn đối với các địa phương trong công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi hiện nay.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.