Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 18 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 7 tháng 2 năm 2020 | 8:14

Nghị định 91/NĐ-CP: Nhiều điểm mới quan trọng

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai với nhiều điểm mới quan trọng. Trong đó, có thể xử phát đến 1 tỷ đồng các hành vi chuyển mục đích sử dụng đất không xin phép.

Điểm mới đầu tiên, Nghị định số 91/NĐ-CP đã bổ sung thêm một số hành vi mới phát sinh trong thực tế và các hành vi chưa được quy định trong Nghị định trước đây như: lấn, chiếm đất chưa sử dụng được quy định tại Điều 14. Hành vi hủy hoại đất tại Điều 15 hay chuyển nhượng quyền sử dụng đất của dự án hoặc một phần dự án nhưng không đủ điều kiện tại Điều 22.

Mặt khác, hành vi không nộp hồ sơ, không cung cấp, cung cấp không đầy đủ giấy tờ để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người mua, thuê mua nhà, công trình xây dựng, nhận chuyển quyền sử dụng đất tại dự án kinh doanh bất động sản cũng được quy định tại Điều 31.

Nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất không đủ điều kiện đối với đất chuyên trồng lúa, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng trong khu vực bảo vệ nghiêm ngặt, đất giao cho đồng bào dân tộc thiểu số tại Điều 26. Không sử dụng đất trồng cây hàng năm trong thời hạn 12 tháng liên tục tại Điều 32…..

Nghị định số 91/2019/NĐ-CP quy định phạt đến 1 tỉ đồng đối với việc chuyển mục đích sử dụng đất không xin phép.
Nghị định số 91/2019/NĐ-CP quy định phạt đến 1 tỉ đồng đối với việc chuyển mục đích sử dụng đất không xin phép.

Ngoài ra, Nghị định số 91 cũng tăng mức xử phạt đối với các hành vi để tăng cường tính răn đe, phòng ngừa vi phạm, trong đó một số hành vi mức xử phạt lên đến 01 tỷ đồng như các hành vi: chuyển mục đích sử dụng đất không xin phép, lấn, chiếm đất đai, chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở ...

Tuy nhiên, nghị định đã chia nhỏ các mức phạt, phân loại đối tượng xử phạt cho phù hợp với thực tế như: Chia mức phạt theo diện tích vi phạm (diện tích vi phạm nhiều thì mức xử phạt cao), theo giá trị loại đất vi phạm (đất ở, đất thương mại dịch vụ thì mức xử phạt cao hơn đất nông nghiệp), phân biệt mức xử phạt giữa đô thị và nông thôn...

Ngoài biện pháp xử phạt chính bằng tiền, Nghị định số 91 cũng quy định thêm các biện pháp khắc phục hậu quả rất nghiêm khắc như: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp do vi phạm pháp luật mà có, buộc phải thực hiện thủ tục hành chính về đất đai, buộc trả lại đất do nhận chuyển quyền trái quy định, buộc phải làm thủ tục cấp giấy chứng nhận về quyền sở hữu tài sản, buộc phải nộp hồ sơ hoặc cung cấp giấy tờ cho người mua nhà ở tự làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận, Nhà nước thu hồi đất vi phạm....

Trước đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 116/NQ-CP ngày 06/12/2019 ban hành kế hoạch của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 82/2019/QH14 của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị.

Đây được xem là bước chuẩn bị quan trọng để thúc đẩy, phát huy nguồn lực tài nguyên đất đai và các nguồn loại tài nguyên cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn mới.

Lại Hùng
Ý kiến bạn đọc
  • Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hướng đến phát triển bền vững

    Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hướng đến phát triển bền vững

    Tại Hội nghị Meet The Experts lần thứ 15 với chủ đề “Phát triển bền vững và yếu tố wellness” diễn ra mới đây, các đơn vị, nhân sự, chủ đầu tư đã cùng trau dồi kiến thức chuyên môn, cập nhật thông tin thị trường và xu hướng mới nhất trong ngành bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng vốn gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua.

  • Phân khúc văn phòng hạng A được ưa chuộng tại Việt Nam

    Phân khúc văn phòng hạng A được ưa chuộng tại Việt Nam

    Theo báo cáo của Savills, phân khúc văn phòng hạng A trên toàn cầu ghi nhận mức tăng. Tại Việt Nam, phân khúc này tiếp tục là phân khúc được ưa chuộng.

  • TP. Hồ Chí Minh vận dụng cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội

    TP. Hồ Chí Minh vận dụng cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội

    Thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh, lãnh đạo thành phố vừa giao Sở Xây dựng rà soát, hệ thống lại nhiệm vụ được giao, tham mưu UBND thành phố ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành và đơn vị có liên quan thực hiện các nội dung về đầu tư xây dựng nhà ở xã hội quy định tại khoản 3, Điều 6 của Nghị quyết.

Top