Các Bộ, ngành, địa phương phải tiếp tục đổi mới, với tư duy kiến tạo, toàn diện, từ nền tảng thể chế, chính sách, pháp luật đến cấu trúc vận hành; tạo ra cuộc cách mạng về chất, một tầm nhìn mới, đi kèm với hoạch định chiến lược, phù hợp với xu thế toàn cầu hóa để gạo Việt Nam đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng ở Châu Á và thế giới.
Vụ bê bối thịt bẩn của Brazil không chỉ khiến nền kinh tế nước này bị ảnh hưởng nghiêm trọng mà còn gây hoang mang trong tâm lý người tiêu dùng khắp thế giới. Ngay tại Việt Nam, từ đầu năm đến nay, cũng đã có 3.000 tấn thịt gia cầm được nhập về từ Brazil và bán với giá siêu rẻ. Liệu rằng trong số những lô hàng ấy có sản phẩm của những doanh nghiệp được điều tra?
Làm gì để "biến nguy thành cơ" trong bối cảnh kinh tế của cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tăng trưởng chậm? Đây là thách thức lớn cho các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý và doanh nghiệp (DN) vùng ĐBSCL trong năm 2017. ĐBSCL đang đứng trước yêu cầu tái cơ cấu kinh tế để đối phó với những thay đổi thị trường.
Từng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của ngành nông - lâm nghiệp (NLN) cũng như đảm bảo an ninh quốc gia nhưng trong quá trình chuyển đổi, do sự yếu kém về trình độ quản lý, tổ chức sản xuất, tiếp cận thị trường đã khiến các công ty NLN hoạt động kém hiệu quả, có nhiều đơn vị thua lỗ. Trong khi đó, người dân sống ở khu vực gần rừng do các công ty NLN quản lý lại đang thiếu đất sản xuất.
Đã có nhiều loại nông sản Việt được tiêu thụ nhờ một chiến dịch giải cứu, nhờ kêu gọi sự giúp đỡ của cư dân mạng như: Dưa hấu miền Trung, hoa ly Tây Tựu (Hà Nội), hành tím Sóc Trăng và bây giờ là chuối Đồng Nai. Những giải pháp tình thế ấy dù rất đáng quý, góp phần giảm bớt khó khăn cho nông dân nhưng không thể là một lựa chọn cho việc hình thành một nền sản xuất hàng hóa. Để hướng đến sự chuyên nghiệp, nhất thiết phải từ bỏ kiểu làm ăn theo phong trào.