25/11/2024 20:59
Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức hội nghị nghiệm thu kết quả thực hiện dự án KHCN cấp tỉnh "Sản xuất và sử dụng ấu trùng ruồi lính đen (Hermetia illucens Linnaeus, 1758) làm thức ăn cho một số đối tượng thủy sản nước ngọt có giá trị kinh tế tại Thừa Thiên Huế" do Trường đại học Nông lâm, Đại học Huế chủ trì thực hiện.
Mấy năm gần đây, nhiều người trồng mai ở xã Nhơn Hạnh (TX An Nhơn, tỉnh Bình Định) mạnh dạn “nói không” với thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình trồng và chăm sóc cây mai. Thay vào đó, các nhà vườn trồng mai sử dụng chế phẩm sinh học, áp dụng hiệu quả quy trình trồng mai sạch thâm canh theo hướng an toàn để bảo vệ sức khỏe và môi trường.
Qua 9 tháng triển khai thực hiện, Dự án “Ứng dụng kỹ thuật lọc tuần hoàn nuôi cua biển 2 da trong hộp nhựa” tại hộ bà Nguyễn Thị Quyên, ấp Tân Tạo, xã Tân Hưng Ðông, đã mang lại kết quả hết sức khả quan. Theo đó, Phòng Nông nghiệp và PTNT kết hợp với Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Cái Nước (Cà Mau) tổ chức hội thảo tổng kết và nhân rộng mô hình.
Thời gian qua, nhằm đáp ứng nhu cầu con giống trong sản xuất của người dân trên địa bàn tỉnh, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, các cơ quan chuyên môn, các tổ chức có kinh nghiệm đã thực hiện thành công Dự án “Thử nghiệm sinh sản và ương sò huyết giống phù hợp với điều kiện tự nhiên vùng ven biển tỉnh Cà Mau”.
Qua gần 3 năm triển khai thực hiện, dự án "Ứng dụng chế phẩm có nguồn gốc từ thảo dược Biovita trong chăn nuôi gà ta lai chọi theo hướng an toàn kết hợp chăn thả tự nhiên trên địa bàn tỉnh Bình Phước” do anh Thái Thành Nam, Giám đốc Công ty TNHH thực hành sản xuất nông nghiệp VINAFARM, huyện Đồng Phú, làm chủ nhiệm đã được Sở Khoa học và Công nghệ thông qua. Dự án mang lại những hiệu quả rõ rệt, chất lượng thịt gà thơm, ngon được người tiêu dùng lựa chọn.
Chị Nguyễn Thị Quyên ở ấp Tân Tạo, xã Tân Hưng Ðông, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, là người tiên phong và thành công trong áp dụng mô hình nuôi cua trong hộp nhựa bằng công nghệ lọc nước tuần hoàn. Mô hình không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế khá cao mà còn giúp người dân địa phương có thêm sự lựa chọn trong phát triển nuôi cua.