Ðầu tháng 4 vừa qua, Trường Thuỷ sản (Trường Ðại học Cần Thơ) tổ chức Hội thảo, tập huấn về quy trình gây mê tôm càng xanh và chế biến sản phẩm từ tôm càng xanh tại Cà Mau, trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ (KH&CN) cấp tỉnh: “Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch nâng cao giá trị tôm càng xanh tại tỉnh Cà Mau” do PGS.TS Lê Thị Minh Thuỷ làm chủ nhiệm, cơ quan chủ quản là Sở KH&CN tỉnh Cà Mau.
Phát triển kinh tế tuần hoàn trở thành xu hướng của các quốc gia, nhất là khi nguồn tài nguyên trên thế giới ngày càng cạn kiệt, giúp giải quyết bài toán giữa lợi ích kinh tế và môi trường. Kinh tế tuần hoàn cũng chính là chìa khóa để giải bài toán làm thế nào sử dụng ít tài nguyên thiên nhiên nhất, ít nguyên vật liệu nhất nhưng lại sản xuất ra nhiều sản phẩm nhất, đồng thời lại là các sản phẩm thân thiện môi trường.
Phát triển năng lượng tái tạo kết hợp với sản xuất nông nghiệp đang dần trở nên phổ biến tại Đồng bằng sông Cửu Long. Riêng tại Bạc Liêu, một địa phương đang phấn đấu trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước thì việc ứng dụng năng lượng tái tạo vào nuôi tôm là một trong những mô hình được nhiều hộ nuôi tôm trên địa bàn quan tâm triển khai.
Sản xuất lươn giống bằng cách “ép đẻ trứng” được áp dụng từ năm 2013 đến nay, nhiều nông dân ở xã Mỹ Lộc (Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) thu lời hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Kỹ thuật này không những giúp bà con giảm chi phí đầu tư con giống, tạo thêm nguồn thu nhập mà còn mở ra một hướng đi mới trong phát triển nuôi thủy sản hướng bền vững tại địa phương.
Theo Cổng TTĐT Đồng Nai, nhóm của chị Nguyễn Thị Mỵ (Trung tâm ngiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, xã Hưng Thịnh, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) đã nghiên cứu thành công mô hình nhân giống và nuôi trồng nấm rơm trên thân, lá chuối. Mô hình mới đã đoạt giải Nhì tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Đồng Nai năm 2023.