Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 2 tháng 5 năm 2024  
Thứ hai, ngày 11 tháng 12 năm 2023 | 15:13

Hội An chăm sóc quất cảnh, chuẩn bị cho vụ Tết

Hàng năm cứ vào dịp này, người nông dân ở Hội An, tỉnh Quảng Nam - thủ phủ quất cảnh rất tất bật chăm sóc cây quất cảnh chuẩn bị đưa hàng ra thị trường tiêu thụ.

Tất bật chuẩn bị cho vụ Tết

Được mệnh danh là thủ phủ quất cảnh miền Trung, Hội An đang vào những ngày bận rộn chăm sóc cây quất cảnh để tung ra thị trường vào đúng Tết Nguyên đán.

Qua tìm hiểu, giá quất năm nay có thể tăng hơn các năm khác, bởi do phân bón tăng cao, năm trước, 20.000 đồng/kg, bây giờ 30.000 đồng/kg. Chậu trồng cây cũng vì thế mà tăng lên 10.000 đồng/chậu.

Quất cảnh Hội An một tháng nữa sẽ trĩu quả vàng sẵn sàng cho vụ Tết.

Quất cảnh Hội An một tháng nữa sẽ trĩu quả vàng sẵn sàng cho vụ Tết.

Bên cạnh đó, quất giống khan hiếm, nhà vườn giảm số lượng và thời tiết khô hạn trong năm qua khiến một số cây nhiễm bệnh, năm nay, do thời tiết khắc nghiệt mưa, gió, bão, lũ, việc chăm sóc được một vườn quất rất khó khăn, vì thế quất được thương lái săn đón từ sớm. Ngay từ tháng 10, khi quả quất còn nhỏ, thương lái đến hỏi mua và đặt cọc, thương lái chủ yếu ở các tỉnh thành lân cận như: Thành phố Đà Nẵng, Bình Định, Quảng Ngãi…

Được biết, để chăm sóc quất mất rất nhiều thời gian, kỹ thuật và công sức. Lúc vào chậu, người chăm phải biết bón phân vừa đủ, tỉa lá để quất chín đúng thời điểm Tết. Năm nay, so với năm trước giá quất tăng 20-30%.

Ông Nguyễn Kim Thành trú phường Thanh Hà nói, năm nay, gia đình đầu tư hơn 100 triệu đồng để đúc chậu, mua cây giống trồng quất. Hiện tại, các chậu quất của gia đình có giá dao động từ 600 ngàn đồng đến 2 triệu đồng, tùy theo kích thước của chậu quất thì giá tiền khác nhau.

“Thương lái sẽ đến tận vườn xem và đặt mua quất, sau đó ký gửi cho chủ vườn chăm sóc đến 15/12 âm lịch thì bắt đầu chở đi bán”, ông Thành chia sẻ.

Ghi nhận thực tế, nhiều nhà vườn trồng quất ở TP. Hội An người dân đang tất bật phun thuốc lá, cắt tỉa lá cho các chậu quất. Hiện, có nhiều thương lái ở các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi và các tỉnh lân cận đã tìm đến vườn quất của các hộ dân để đặt tiền cọc mua quất về bán trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc.

Thông tin từ UBND xã Cẩm Hà, TP. Hội An cho biết: “Năm nay, toàn xã có khoảng 500 hộ dân trồng quất bán dịp Tết Nguyên đán, với số lượng khoảng hơn 50.000 chậu quất các loại. Đến thời điểm này các nhà vườn trồng quất đã được các thương lái đến hỏi mua đặt tiền cọc hơn 90%. So với mọi năm trước thì giá quất năm nay có phần tăng, qua đó giúp nhiều hộ dân trồng quất ở địa phương rất phấn khởi, vui tươi và có nguồn thu nhập cao. Dự kiến nếu bán hết số lượng chậu quất ra thị trường trong dịp Tết Nguyên đán thì bà con thu về khoảng 40 tỷ đồng”.

Quy trình chăm sóc cây quất cảnh của người nông dân Hội An

Theo chia sẻ kinh nghiệm của những người nông dân trồng quất Hội An, để trồng được một cây quất thương phẩm dạng trung bình (chiều cao cây 1m, đường kính tán 0,6m) thì cần thời gian là 3 năm kể từ khi chiết cành. Đất trồng thường là đất vườn, đất pha cát, sét, bảo đảm được độ thông thoáng và độ ẩm. Độ pH thích hợp đối với đất trồng cây quất là từ 5 - 6.

Dịp này, người nông dân cần phun phân lá mỗi 15 ngày một lần để câu quất đạt chất lượng chuẩn nhất.

Dịp này, người nông dân cần phun phân lá mỗi 15 ngày một lần để câu quất đạt chất lượng chuẩn nhất.

Trồng quất có thể trồng thẳng trực tiếp trên đất nhưng cũng có thể trồng vào chậu. Thường để quất phát triển khoẻ thì nên trồng ngoài đất vườn sau đó mới đưa vào chậu. Đất trồng cần lên líp cao, thiết kế mương nước xung quanh, líp rộng từ 4 - 6m, mương khoảng từ 20 - 30cm, tránh để nước ngập, quất sẽ ngừng phát triển và thậm chí có thể chết.

Quất không trồng bằng hạt vì cây dễ bị biến dị, chậm ra trái. Nên áp dụng phương pháp trồng chiết cành. Sau khi chọn cành chiết rồi tiến hành khoanh vỏ, để khô 3 - 4 ngày, quấn rơm nhào với đất bùn ướt, bên ngoài bao một lớp nylon có lỗ thoát nước.

Để cây phát triển tốt trong giai đoạn đầu cần chăm sóc và quản lý tốt như bón phân, tưới nước, làm cỏ, phòng trừ sâu bệnh,… Bón lót mỗi gốc 20 - 25kg phân chuồng hoai, ráo mục. Bón thúc với phân N-P-K 16-16-8 mỗi gốc trung bình từ 0,3 - 0,5kg/năm, chia làm 2 lần bón cách nhau 40 ngày. Khi cây chuẩn bị ra hoa, bón thêm phân KCl 100g/gốc để tăng cường đậu trái và trái ít bị rụng.

Ngoài ra, để cây phát triển mạnh, cành lá xanh mướt, cần phun thêm phân bón lá, cứ 15 ngày phun một lần. Quất là loại cây cho ra trái quanh năm, nhưng để điều chỉnh cho quất có trái đúng vào dịp tết, cần có kỹ thuật. Đến khoảng tháng 5, 6 âm lịch bắt đầu phải thăm chừng thường xuyên vườn quất. Nếu phát hiện thấy cây nào có trái phát triển mạnh thì tiến hành đào bứng cây trồng vào chậu, chú ý đừng để vỡ bầu rễ.

Sau 1 tháng, cây sẽ có một đợt ra hoa đầu tiên, nên lẩy bỏ hết, đến đợt sau ra hoa nở rộ, đợi cho các cánh hoa rụng hết, cỡ một tuần lễ, là bắt đầu bón thúc phân chuồng hoai, phân lân, nhất là phân hóa học K2SO4 cỡ 10g cho một bình 8 lít. Không nên bón phân KCl, trái sẽ mất mùi thơm. Có thể rắc thêm vôi bột cách xa gốc 10 - 15cm. Lưu ý tỉa cành, tạo nhánh cho cây quất có dáng đẹp. Tiếp tục tưới nước chăm sóc phòng trừ sâu bệnh, mỗi tháng bón thúc thêm phân 1 lần, đến tháng 12 âm lịch, khi trái quất bắt đầu chín mới thôi.

 

Anh Vũ
Ý kiến bạn đọc
  • Bảo vệ, chăm sóc đàn vật nuôi trong mùa nắng nóng

    Bảo vệ, chăm sóc đàn vật nuôi trong mùa nắng nóng

    Trước tình hình nắng nóng kéo dài, Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở NN&PTNT) tỉnh Bình Định đã chủ động hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh, bảo vệ và chăm sóc tốt đàn gia súc, gia cầm.

  • Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Sử dụng phân bón chưa hợp lý và chưa hiệu quả đang là vấn đề lớn trong sản xuất nông nghiệp, dẫn đến thu nhập hạn chế và hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng thấp. Vậy làm thế nào để sử dụng phân bón đúng nhưng vẫn đảm bảo được năng suất, không làm ảnh hưởng đến lợi ích của người nông dân?

  • Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    UBND xã Tê Xăng (huyện Tu Mơ Rông) vừa phối hợp với người dân làng tái định cư Tu Thó tổ chức trồng 4.000 cây hoa hồng Bulgaria trên diện tích 5.000m2.

  • Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Giống mận hồng mới trái to, thịt chắc, ăn giòn, ngọt được anh Trần Ngọc Quận (44 tuổi, ngụ ấp Thành Lộc, xã Thành Trung, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long) trồng thành công và cho trái đạt trọng lượng lên đến 5 trái/kg.

  • Lan tỏa phong trào khởi nghiệp của thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thanh Hóa

    Lan tỏa phong trào khởi nghiệp của thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thanh Hóa

    Để khơi dậy và lan toả phong trào khởi nghiệp của thanh niên nói chung và thanh niên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hoá nói riêng, Tỉnh đoàn Thanh Hóa đang tích cực phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và các ban, ngành, đoàn thể triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ, đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp.

  • Mô hình “độc, lạ” - nuôi gà, vịt làm thú cưng

    Mô hình “độc, lạ” - nuôi gà, vịt làm thú cưng

    Anh Phạm Minh Biên (36 tuổi, ngụ xã Nhơn Phú, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long) sưu tầm nhiều giống gà, vịt “độc, lạ” như gà sư tử Ba Lan, gà Serama, vịt gọi… mang về nhân giống bán, cho thu nhập hơn 30 triệu đồng/tháng.

Top