Ba mươi năm qua (1993 - 2023), Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang đã chuyển giao nhiều tiến bộ kỹ thuật, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung, nâng cao năng suất, chất lượng, tăng sức cạnh tranh sản phẩm, từ đó nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của bà con nông dân.
Ứng dụng công nghệ sản xuất cá rô phi toàn đực và đánh giá khả năng phát triển, hiệu quả kinh tế của cá rô phi nuôi thương phẩm trên địa bàn tỉnh Bình Phước để làm cơ sở nhân rộng và phát triển đối tượng nuôi chủ lực là đề tài khoa học - công nghệ cấp tỉnh đang được nhóm thực hiện đề tài triển khai nghiên cứu.
Chưa đầy hai năm triển khai trên vùng nông nghiệp TP Đà Lạt (Lâm Đồng) và các huyện phụ cận, giải pháp tưới nhỏ giọt và châm phân thông minh Bsmart Garden của Công ty Cổ phần Công nghệ Thuận An (quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh) đã tạo ra cùng lúc hiệu quả tối ưu về năng suất, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguồn tài nguyên nước và giảm chi phí nhân công canh tác trong từng lứa rau thương phẩm các loại trên địa bàn.
Nhiều nông hộ, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đang tập trung ưu tiên đầu tư khoa học - công nghệ, kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm gắn với phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp nhằm mang lại “lợi ích kép” trong khâu tiêu thụ và tăng hiệu quả kinh tế trên cùng đơn vị diện tích đất canh tác.
Trong nông nghiệp, trồng cây gì, nuôi con gì phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu luôn được chính quyền địa phương và người sản xuất quan tâm, trăn trở. Lâu nay, nói tới sâm Ngọc Linh, người tiêu dùng nghĩ ngay tới vùng trồng ở Quảng Nam, Kon Tum… Việc ông Nguyễn Chí Long mang cây sâm về trồng ở Sơn La khiến nhiều người ngỡ ngàng. Vậy, sâm Ngọc Linh trồng tại Sơn La chất lượng có gì khác với ở những vùng khác?
Trang trại Giống cây PH, xã Xuân Thọ cùng với Công ty Cổ phần Cây giống Cao Nguyên, Phường 11, TP Đà Lạt (Lâm Đồng) đã trồng thực nghiệm thành công 16 giống hoa đồng tiền bản quyền đưa về từ Tây Ban Nha, mở ra cơ hội cho nhà vườn Đà Lạt và vùng phụ cận chuyển đổi diện tích, quy trình kỹ thuật canh tác giống hoa mới theo tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường lớn trên thế giới.
Mô hình vườn cây thanh long áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến trong điều kiện hạn, mặn do Tiến sĩ Nguyễn Hồng Thủy và Thạc sĩ Dương Văn Bon xây dựng thực hiện đã cho nhiều kết quả khả quan trong điều kiện xâm nhập mặn xảy ra hằng năm và nhiều diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả ở các huyện giáp biển của tỉnh Tiền Giang đang dần chuyển đổi sang trồng hoa màu, cây ăn trái...