19/12/2024 16:08
Để phát triển bền vững, giúp người dân miền núi Thanh Hóa sống “khỏe” từ cây dược liệu, tỉnh Thanh Hóa cần triển khai đồng bộ các giải pháp để “hút” các doanh nghiệp sản xuất chế biến sâu các sản phẩm dược liệu, tạo vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.
Theo Quyết định số 1742/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quy hoạch phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn năm 2045, đến năm 2030, sản xuất chăn nuôi nước ta thuộc nhóm các quốc gia tiên tiến trong khu vực. Tỉ trọng gia súc và gia cầm được giết mổ tập trung công nghiệp đạt tương ứng khoảng 60% và 40% vào năm 2025, khoảng 70% và 50% vào năm 2030.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Hơn 10 năm về trước, Viện Dược liệu - Bộ Y tế công bố dược tính của cây xáo tam phân có tác dụng ức chế 5 dòng tế bào ung thư. Kể từ đó, người dân địa phương và các tỉnh lân cận ùn ùn kéo nhau về khu vực núi Hòn Hèo (TX. Ninh Hòa, Khánh Hoà), khai thác xáo tam phân theo kiểu tận diệt. Ngành chức năng và một số tổ chức, cá nhân tâm huyết đã tìm giải pháp để bảo tồn, phát triển, phát huy hiệu quả của loại cây “thần dược” này.
Theo ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Thủy sản, năm 2024, đặc biệt là trong những tháng cuối năm, ngành nuôi tôm đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, nguyên nhân chính do chi phí sản xuất cao, dịch bệnh ngày càng nhiều, công tác quản lý dịch bệnh trên tôm nuôi còn nhiều khó khăn. Nhiều giải pháp đã được đưa ra.