Chuyển đổi số (CĐS) trong nông nghiệp (NN) tại Quảng Ngãi đang từng bước khẳng định vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa quy trình sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên và tăng cường năng lực cạnh tranh của ngành.
Trong quá trình triển khai số hoá, Quảng Ngãi đã ghi nhận nhiều kết quả tích cực từ việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data).
Thực trạng CĐS, phát triển kinh tế số của Ngành NN
Tỉnh Quảng Ngãi xác định CĐS, phát triển kinh tế số (KTS) trong ngành NN là “chìa khóa” cho phát triển bền vững ngành NN Quảng Ngãi; đặt mục tiêu đẩy mạnh CĐS, phát triển KTS NN theo hướng phát triển NN công nghệ cao, NN thông minh; quản trị và quản lý NN dựa trên công nghệ số, xây dựng hệ thống dữ liệu ngành về đất đai, cây trồng, vật nuôi; ứng dụng công nghệ số để tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh (SX, KD), quản lý giám sát nguồn gốc nông sản, chuỗi cung ứng sản phẩm; phát triển thương mại điện tử, tập trung vào các sản phẩm chủ lực, các sản phẩm OCOP.
Sản phẩm nén Bình Phú được giới thiệu trên sàn OCOP Quảng Ngãi.
Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi Hồ Trọng Phương cho biết: Triển khai từ năm 2022 đến nay, cả hệ thống chính trị của tỉnh đã thực sự vào cuộc đối với công tác CĐS, phát triển KTS NN và đạt được những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ.
Giám đốc Sở NN&PTNT Quảng Ngãi Hồ Trọng Phương: “Ngành NN Quảng Ngãi đã và đang triển khai ứng dụng công nghệ số để thúc đẩy sự phát triển bền vững”.
Bước chuyển biến rõ nét nhất trong CĐS, KTS NN là người nông dân đã chủ động tiếp cận công nghệ số và tích cực tham gia thu thập và cung cấp dữ liệu mở phục vụ SX, chế biến, tiêu thụ nông sản; các nền tảng số phục vụ nhu cầu của người nông dân; các nền tảng dữ liệu số NN đang được các cơ quan quản lý đẩy mạnh việc tập huấn, đào tạo kết hợp tuyên truyền, vận động, hướng dẫn HTX và doanh nghiệp NN, hỗ trợ nông dân phát triển kỹ năng và tri thức số, sử dụng được cơ bản các công nghệ số ứng dụng trong NN, ưu tiên nhóm kỹ năng về sử dụng, khai thác các sàn giao dịch điện tử, thanh toán điện tử.
Tuy nhiên, công tác CĐS, đặc biệt phát triển KTS NN của Quảng Ngãi còn nhiều khó khăn, thách thức. Hạ tầng công nghệ còn hạn chế, gây khó khăn trong việc tiếp cận và ứng dụng công nghệ số trong SX NN. Nguồn nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng được so với nhu cầu, nguồn nhân lực có chuyên môn về công nghệ thông tin trong lĩnh vực NN còn thiếu, đặc biệt là trong các khu vực nông thôn.
Dữ liệu về NN hiện nay còn rời rạc, chưa được số hóa và quản lý một cách tập trung, đồng bộ, khiến cho việc triển khai các hệ thống phân tích, dự báo và ra quyết định trở nên khó khăn. Thiếu các chính sách hỗ trợ cụ thể, Chính phủ đã có nhiều chủ trương lớn nhưng việc triển khai chi tiết vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, gây khó khăn cho các địa phương trong quá trình thực hiện.
Trong quá trình số hóa, vấn đề bảo mật thông tin dữ liệu NN chưa được chú trọng đầy đủ. Các hệ thống công nghệ dễ bị tấn công, gây ra mất mát hoặc lộ lọt thông tin quan trọng, ảnh hưởng đến hoạt động KD của các doanh nghiệ
Giải pháp phát triển kinh tế số nông nghiệp
Từ đầu năm đến nay, Sở NN&PTNT tiếp tục tăng cường tuyên truyền, phổ biến đến công chức, viên chức và người lao động về các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, chiến lược về ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện CĐS của Đảng và Nhà nước. Sở đã xây dựng và ban hành Kế hoạch truyền thông về CĐS năm 2024; đồng thời, chỉ đạo các phòng, ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc tăng cường cung cấp tin, bài, hình ảnh, video về công tác CĐS để cập nhật lên Cổng Thông tin điện tử của Sở… nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác tuyên truyền.
WebGIS thủy lợi Quảng Ngãi: Công cụ đắc lực trong công tác quản lý tổng thể, cung cấp thông tin chính xác, nhanh chóng...
Sở đã trang bị đường truyền Internet cáp quang, duy trì ổn định, đáp ứng yêu cầu truy cập, khai thác thông tin trên Internet để phục vụ công việc hằng ngày của công chức, viên chức, người lao động và tổ chức, cá nhân đến liên hệ công tác.
Ngành NN Quảng Ngãi đang dần hoàn thiện các cơ sở dữ liệu (CSDL) số liên quan đến cây trồng, vật nuôi, đất đai, thời tiết và thị trường nông sản nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và nông dân tiếp cận thông tin chính xác, giúp nâng cao hiệu quả ra quyết định.
Tập trung phát triển và mở rộng các mô hình NN có liên kết chặt chẽ từ SX đến tiêu thụ sản phẩm, phù hợp với định hướng tái cơ cấu ngành NN. Khuyến khích nông dân tham gia liên kết, phát triển các vùng SX ATTP, đạt chuẩn VietGAP, đồng bộ quy trình trên diện rộng, từ đó tạo ra khối lượng sản phẩm lớn và chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu thị trường...
Quảng Ngãi có tiềm năng rất lớn và đứng trước nhiều cơ hội để thúc đẩy CĐS trong NN, nhưng vẫn còn nhiều khoảng trống cần được khai thác triệt để nhằm đưa NN địa phương phát triển bền vững hơn.
Chương trình CĐS quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó xác định NN là một trong 08 ngành được ưu tiên chuyển đổi số.
Theo Nhóm chuyên gia của Trường Đại học Kinh tế (Đại học Đà nẵng), cần tích cực ứng dụng Dữ liệu lớn (Big Data) và trí tuệ nhân tạo (AI) trong phân tích và dự đoán NN. Mặc dù tỉnh Quảng Ngãi đã có những bước tiến đầu tiên trong việc ứng dụng công nghệ thông minh, nhưng việc khai thác AI vẫn còn rất nhiều tiềm năng để khai thác. AI rất hữu ích trong việc phân tích lượng lớn dữ liệu về thời tiết, đất đai và cây trồng, giúp dự báo chính xác hơn về sản lượng và những nguy cơ tiềm tàng như sâu bệnh hay thay đổi khí hậu. Bên cạnh đó, việc ứng dụng AI không chỉ dừng lại ở việc phân tích dữ liệu mà còn hỗ trợ tự động hóa quy trình SX như tưới tiêu và bón phân, từ đó đảm bảo sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn, góp phần nâng cao năng suất và giảm chi phí SX.
Cần triển khai hệ thống quản lý chuỗi cung ứng và logistics thông minh để tối ưu hóa quá trình vận chuyển nông sản từ trang trại đến người tiêu dùng. Hiện tại, Quảng Ngãi chưa thực hiện đầy đủ việc số hóa các hoạt động logistics, gây ra sự lãng phí về thời gian và chi phí. Việc triển khai hệ thống logistics thông minh với khả năng giám sát thời gian thực sẽ cải thiện hiệu quả vận chuyển, giúp tiết kiệm chi phí và đảm bảo tính minh bạch trong toàn bộ quá trình từ SX đến tiêu thụ. Đi cùng với đó, có thể xem xét ứng dụng công nghệ blockchain để quản lý và truy xuất nguồn gốc nông sản. Blockchain giúp theo dõi từng giai đoạn trong quá trình SX và vận chuyển, đảm bảo tính minh bạch của hàng hoá và nâng cao lòng tin của người tiêu dùng. Điều này là đặc biệt quan trọng khi các sản phẩm nông sản của Quảng Ngãi tham gia vào thị trường xuất khẩu...
Với những giải pháp đột phá và công nghệ tiên tiến, Quảng Ngãi có khả năng trở thành một trong những địa phương dẫn đầu trong việc ứng dụng CĐS vào lĩnh vực NN. Sự phát triển này không chỉ nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân mà còn tăng cường sức cạnh tranh của ngành NN tỉnh trên cả thị trường trong nước và quốc tế.
Sáng 5/12, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã đến thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Thuận về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV nhiệm kỳ 2020-2025; kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng; quá trình triển khai chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận thời gian qua.
Chính sách của nhiều quốc gia đã sử dụng bảo hiểm như một công cụ để điều phối nguồn lực, chuyển từ hỗ trợ thảm họa sang quản trị rủi ro. Việc này không chỉ mang lại lợi ích cho người sản xuất hàng hóa và người nghèo, mà còn giúp nâng cao chất lượng nông sản và tạo ra một hệ thống an sinh xã hội bền vững hơn.
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV khép lại sau 2 đợt với 29,5 ngày làm việc khẩn trương, trách nhiệm cao, hoàn thành khối lượng công việc lớn nhất kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Đây cũng là kỳ họp đầu tiên thể chế hóa Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 10 khóa XIII về đổi mới tư duy xây dựng pháp luật.