Trận lũ lịch sử đã cuốn trôi hàng nghìn con trâu, bò, lợn, gà... cùng nhiều gia sản, người dân Hà Tĩnh đang cố gắng vượt lên khó khăn khôi phục chăn nuôi nhằm chuẩn bị cho thị trường Tết Nguyên đán 2021.
Lũ qua đi, bà Trần Thị Tuyết ở thôn Tân Vĩnh Cần (xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Xuyên) vẫn chưa hết bàng hoàng, xót xa bởi 82 con lợn của gia đình bị nước lũ cuốn trôi.
“82 con thì có 50 con lợn béo đang chờ thương lái đến mua. Ước thiệt hại khoảng 700 triệu đồng. Để nuôi được số lợn này, gia đình đã nợ hơn 300 triệu tiền thức ăn và con giống. Giờ trắng tay, chúng tôi không biết làm lại từ đầu như thế nào?”, bà Tuyết giải bày.
Chung tình cảnh mất sinh kế sau trận ngập lụt lịch sử, toàn bộ gia sản của ông Trần Xuân Báu ở thôn Tân Hòa (xã Tân Lâm Hương, huyện Thạch Hà) gồm: 11 con hươu, 500 vịt đẻ, 3 tấn cá trắm... đã trôi theo dòng nước. Thiệt hại ban đầu ước hơn 450 triệu đồng.
Ông Báu cho biết: “Hiện nay, tôi đang be lại bờ, sửa sang lại chuồng trại để trong thời gian tới khi thời tiết ổn định thì vay vốn ngân hàng tiếp tục gây dựng chăn nuôi. Điều chúng tôi cần nhất lúc này là ổn định cuộc sống, tái sản xuất bởi toàn bộ con giống đã mất sạch. Trước mắt, tôi sẽ nghiên cứu phương án xây nhà tránh lũ cho vật nuôi theo kết cấu 2 tầng, tránh thiệt hại đáng tiếc như đợt lũ lụt vừa qua”.
Anh Phạm Đình Đạo (thôn Trần Phú, xã Thạch Trị, huyện Thạch Hà) úm 5.000 con gia cầm từ nguồn hỗ trợ của Bộ NN&PTNT để giúp người dân tái chăn nuôi sau lũ.
Cẩm Xuyên và Thạch Hà là 2 huyện ở Hà Tĩnh bị ngập lụt nặng nhất do nằm dưới hạ du hồ Kẻ Gỗ. Tại Cẩm Xuyên, 230 con trâu, 6.925 con lợn và 401.749 con gia cầm bị chết, cuốn trôi trong mưa lũ; 52ha tôm, 375ha cá các loại bị ngập, cuốn trôi... Còn tại Thạch Hà, nước lũ cuốn trôi 29 con trâu - bò, 23 con dê, 1.271 con lợn, 229.825 con gia cầm, 22.000 con chim cút...
Sau 2 trận lũ liên tiếp, trên địa bàn Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi. Thời điểm này, các trang trại vừa tập trung triển khai các biện pháp phòng dịch, vừa tích cực chăm sóc đàn lợn để chuẩn bị cung ứng thịt ra thị trường cuối năm. Đầu tư chăn nuôi gà cung cấp cho thị trường Tết Nguyên đán 2021 cũng là lựa chọn của nhiều nông dân Hà Tĩnh.
Ông Trần Hùng, Chi cục trưởng Chi cục chăn nuôi và thú y Hà Tĩnh, thông tin: Tránh dịch tả lợn châu Phi, nhiều nông dân chuyển sang nuôi gà. Tuy nhiên, áp lực dịch bệnh trên đàn gà sau mưa lũ còn rất lớn. Vì vậy, để đảm bảo chăn nuôi an toàn, tránh thiệt hại, người dân cần thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch bệnh, nhất là tiêu độc khử trùng môi trường, chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi; tiêm phòng vắc-xin đầy đủ...
Đặc biệt, người nuôi gà, nhất là những cơ sở quy mô lớn, cần cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng, phù hợp các điều kiện về kỹ thuật, phòng chống dịch bệnh, điều kiện về kinh tế... để đảm bảo không bị động, tránh thiệt hại trong tình huống dịch bệnh hay khó khăn về thị trường...
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.