Dự án kè đê ven biển của các xã tại huyện Quảng Xương được phê duyệt và thi công đã hơn một năm nay, tuy nhiên khối lượng công trình vẫn còn ngổn ngang khiến người dân hoang mang khi mùa mưa bão đang đến gần.
Nhằm bảo đảm an toàn trong mùa mưa bão ở các vùng ven biển của các xã tại huyện Quảng Xương, ngày 09/05/2016, UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt Quyết định số 1561/QĐ-UBND và giao cho Sở NN&PTNT Thanh Hóa làm chủ đầu tư, với tổng số vốn lên đến 181,3 tỷ đồng. Trong đó 121 tỷ đồng tổng giá trị xây lắp chiều dài tuyến hơn 3,3km dọc bờ biển, được giao cho 3 nhà thầu thi công.
Sau khi nhận được quyết định, Sở NN&PTNT đã giao cho Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNT Thanh Hóa phụ trách. Dự án bắt đầu thi công vào cuối năm 2016. Theo dự toán dự án sẽ hoàn thiện trong vòng 36 tháng.
Đây là dự án nhằm phòng tránh lũ, chống sạt lở ở các ven biển, hạn chế các thiên tai do bão lũ gây ra, bảo đảm an toàn tài sản, tính mạng của người dân trong mùa mưa bão.
Thế nhưng tại thời điểm hiện tại, dự án mới chỉ khai được một số hạng mục như đúc ống bê tông, đúc cọc… Không chỉ có vậy, có nơi nhà đầu tư mới chỉ giải phóng được một phần mặt bằng.
Theo người dân ở đây cho biết, trước đây khi chưa có dự án, ở ven biển có khu rừng phi lao chắn sóng được người dân trồng rộng hàng chục hecta, dài hàng trăm mét dọc bờ biển. Nhưng để thi công dự án, số rừng phi lao phải chặt hạ và những ụ đất được đắp trước đây cũng bị san bằng.
Việc thi công chậm trễ của dự án khiến nhiều hộ dân sinh sống ở ven biển vô cùng hoang mang khi mùa mưa bão đến gần. Trong khi những cánh rừng phi lao trước đây đã chặt phá hết, đê chắn sóng đã san bằng nhưng việc kè biển thì đang bị ì ạch.
Bà Lê Thị Mạnh, trú tại xã Quảng Thái bức xúc: “Những người dân ven biển từ bao đời nay đều trồng phi lao để chống lại sự xâm thực của biển. Thế nhưng, từ khi có dự án, nhân dân chúng tôi dành phá bỏ tất cả hàng chục hecta rừng để nhường chỗ cho dự án đê kè biển. Vậy mà, dự án thi công chẳng được bao nhiêu mét đành bỏ không, trong khi mùa mưa bão đến gần, thử hỏi chúng tôi lấy gì để chống chọi với bão lũ”.
Chỉ tính riêng địa bàn xã Quảng Thái có khoảng 300 hộ dân sinh sống tại ven biển. Việc thi công dang dở của dự án khiến cho việc đi biển của ngư dân gặp nhiều khó khăn. Trước đây mỗi khi có bão hay nước biển dâng, người dân thường đưa tàu thuyền vào các cánh rừng phi lao để neo, âu tránh trú, nay bà con phải di chuyển đi xa hơn để neo đậu khi bão làm nước biển dâng.
Theo quan sát của PV, thì tính đến thời điểm hiện tại, hàng nghìn khối bê tông đã được nhà thầu đúc sẵn, hàng trăm cống thoát nước đã được hoàn thiện vậy mà dự án vẫn ám binh bất động. Tại xã Quảng Thái, khâu giải phóng mặt bằng vẫn còn chậm, nhiều máy móc phục vụ thi công đã bắt đầu hen rỉ do nước biển ăn mòn.
Việc thi công ì ạch không những người dân tại xã Quảng Thái bị ảnh hưởng mà người dân của xã Quảng Lưu cũng không khỏi khốn đốn khi dự án chưa tới nơi mà người dân đã vô cùng khó khăn trong việc đi lại, cũng như vận chuyển hải sản, ngư lưới cụ đánh bắt.
Lý giải về việc dự án chậm tiến độ, ông Phạm Trung Tuấn, PCT UBND xã Quảng Thái cho biết “ Dự án đê, kè biển được triển khai thi công cuối năm 2016, tuy nhiên, đơn vị thi công chưa được bao lâu thì lại dừng hẳn. Trong đó, ở thôn 1 đã thi công được 400m, còn tại thôn 6 chỉ mới giải phóng được mặt bằng mà nhà thầu đã di chuyển máy móc, phương tiện gần hết”.
Từ khi bắt đầu triển khai thi công kè đê biển, cảnh quan bờ biển bị biến đổi, ngư dân không còn chỗ neo đậu tàu thuyền, ảnh hưởng lớn đến nghề đánh bắt trên biển, đặc biệt là trong mùa mưa bão.
“Mùa mưa bão sắp đến, chính quyền địa phương và người dân rất lo lắng khi công trình vẫn dở dang, chỉ cần một cơn bão vào là tính mạng, tài sản của hơn 300 hộ dân ở sát bờ biển sẽ bị đe dọa. Mong các cấp chính quyền sớm đầu tư vốn để dự án sớm được hoàn thiện”.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.