Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 3 tháng 4 năm 2022 | 12:6

Người dân TT- Huế khẩn trương xuống đồng đắp đê, thoát úng cứu lúa đông xuân

Những ngày này, người dân Thừa Thiên- Huế đang khẩn trương xuống đồng che chắn đê bao, tiêu úng đồng ruộng cứu hàng ngàn hecta lúa đông xuân đang bị ngập sâu trong nước.

a1.jpg
 Đến sáng 3/4, lượng mưa giảm và mực nước lũ trên các sông ở Thừa Thiên- Huế đang xuống nhưng còn chậm.

 

Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Thừa Thiên- Huế cho biết, đến chiều ngày 2/4, lượng mưa trên địa bàn tỉnh đã giảm và mực nước lũ trên các sông đang xuống nhưng vẫn còn chậm do ảnh hưởng của triều cường dâng cao.

Do ảnh hưởng mưa, lũ từ ngày 31/3 - 2/4, toàn tỉnh Thừa Thiên- Huế đã có hơn 15.000 ha lúa bị ngập úng, trong đó, diện tích ngập trên 70% khoảng 11 nghìn hecta, ngập dưới 70% khoảng 4.200 ha. Hơn 1.100 ha ngô, sắn và rau màu các loại bị ngập úng, thiệt hại cây trồng khá lớn. Cùng với đó, hàng trăm hecta nuôi trồng thủy sản ở địa phương cũng đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi nước mưa, lũ.

a2.jpg
 Hàng chục ngàn hecta  sản xuất nông nghiệp ở Thừa Thiên- Huế vẫn còn bị ngập úng, hư hại nghiêm trọng.

 

Ông Trần Quốc Thắng, Chủ tịch UBND phường Hương Vinh (TP.Huế), cho hay, địa phươn có hơn 10ha lúa đông xuân và hoa màu của người dân bị ngập úng do mưa, lũ những ngày qua. UBND phường đã huy động người dân người dân đắp đê bao chắn nước lũ xâm nhập; các trạm bơm tưới tiêu cũng đã hoạt động hết công suất để đưa nước lũ ra khỏi đồng ruộng, cùng với đó huy động người dân sử dụng máy bơm dầu để thực hiện việc tiêu úng.

a4.jpg
 Khơi thông kênh mương và dùng đất, cát đắp chắn đê ba

 

Ghi nhận, trong những ngày này, tại các khu vực thấp trũng như Quảng Điền, Phong Điền, Phú Vang, Phú Lộc…, chính quyền địa phương cùng người dân huy động lực lượng, máy móc khẩn trương tháo nước, tiêu úng các vùng đồng ruộng bị ngập sâu để cứu những diện tích lúa và hoa màu đang bị nguy hại do mưa lũ. Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ cũng đã điều động về các địa phương phối hợp với chính quyền và người dân tổ chức đắp đê, ngăn nước lũ đe dọa sản xuất nông nghiệp của người dân.

Ông Đỗ Văn Đính, Chủ tịch Công ty TNHH Nhà nước MTV quản lý và khai thác công trình thủy lợi tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết, lực lượng đơn vị đang tiếp tục dõi lịch triều, mực nước trên sông, đầm phá để đóng, mở các cửa cống trên đê ven phá, đập Cửa Lác, Thảo Long, cống Quan,… để tiêu úng. Đồng thời, phối hợp cùng với các địa phương, HTX sản xuất nông nghiệp huy động toàn bộ máy bơm tổ chức thoát nước và có kế hoạch sửa chữa để kịp thời các công trình đê bao nội đồng để cấp nước phục vụ sản xuất.

a5.jpg
 Những vành đê bao bằng đất cát đã được đắp lên xung quanh đồng ruộng để ngăn nước lũ xâm nhập.

 

Theo Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV) tỉnh Thừa Thiên- Huế Lê Văn Anh, , đơn vị đã cử cán bộ trực tiếp xuống các địa phương, HTX sản xuất nông nghiệp kiểm tra, hướng dẫn cách khắc phục thiệt hại để đảm bảo sản suất vụ đông xuân. 

“Đối với diện tích lúa đang làm đòng chuẩn bị trổ, người dân phải cần phải thoát nước nhanh, dựng lúa nếu bị đổ rạp. Những ruộng lúa đã trổ đòng sau khi tháo cạn nước trong ruộng thì dựng lúa bằng cách túm 3-5 gốc lúa lại với nhau bằng sợi ni lông để bông lúa được trổ chín và chắc”, ông Anh cho biết.

5.jpg
 Các trạm bơm hoạt động hết công suất để tiêu úng cho ruộng đồng.

 

Cũng theo Chi cục trưởng Chi cục TT&BVTV Thừa Thiên- Huế, sau khi nước rút hết cần vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ bằng cách thu gom các cây rau màu bị thiệt hại nặng đưa đi tiêu hủy; những diện tích thiệt hại nhẹ tiếp tục chăm sóc và trồng dặm cây, còn những diện tích bị hư hại nặng tranh thủ thời tiết thuận lợi làm đất để gieo trồng.


 

 

 

T.Thành
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top