Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 26 tháng 6 năm 2024  
Thứ năm, ngày 3 tháng 6 năm 2021 | 23:5

Nguy hại từ rác thải khẩu trang, găng tay y tế đã sử dụng

Các loại rác liên quan đến COVID-19 cũng có thể trở thành nguồn lây nhiễm mầm bệnh nguy hiểm nếu không được thu gom và xử lý đúng cách.

Thách thức lớn đối với môi trường

Trong diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, khối lượng chất thải y tế đã tăng lên đáng kể. Lượng rác thải tăng cao trong thời gian này dễ dàng trở thành nguồn lây nhiễm mầm bệnh nguy hiểm không kém các F0, F1. Việc vứt bỏ và xử lý rác thải của người bệnh và người sinh hoạt trong môi trường có nguy cơ nhiễm COVID-19 nên được quan tâm nhiều hơn. 

Các loại rác liên quan đến COVID-19 thường là khẩu trang, chai khử trùng, khăn giấy có dính máu, bộ dụng cụ PPE, găng tay và rác thải sinh hoạt của người bệnh. Những món đồ này có thể được xem như là chất thải lây nhiễm. Đây là loại chất thải đáng nghi chứa mầm bệnh như virút, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng, đủ khả năng để khiến người khỏe mạnh mắc bệnh. 

 

th333.jpg
Khẩu trang y tế và rác thải y tế vứt bừa bãi không đúng quy định nhưng chưa xử lý được triệt để.

 

Rác thải này còn bao gồm các vật liệu và thiết bị y tế được sử dụng để chẩn đoán, phát hiện và điều trị COVID-19. Về bản chất, chúng đã bị nhiễm máu, mô, dịch cơ thể, nội tạng, kim tiêm, nhiệt kế, giấy vệ sinh, gạc, túi đựng nước tiểu và các thiết bị hoặc vật liệu y tế khác có tiếp xúc với dịch tiết cơ thể của bệnh nhân bị nhiễm bệnh.

Ngoài ra, việc vứt bỏ bừa bãi khảu trang, găng tay y tế rất nguy hiểm cho các loài động vật biển, nếu khẩu trang bị trôi xuống biển, các loài cá heo, rùa biển sẽ nuốt phải vì ngỡ là thức ăn. Khẩu trang sẽ làm tắc đường hô hấp hoặc tiêu hóa và làm chúng chết vì ngạt thở hoặc đói.

Ở TP. Vinh, tỉnh Nghệ An. Những chiếc khẩu trang y tế sau khi sử dụng, do người dân thiếu ý thức vứt bừa bãi ở khắp nơi từ lòng đường, hè phố, công viên, chợ..., trở thành loại chất thải được xếp vào hàng nguy hại, có thể làm lây lan dịch bệnh.

Nếu như trước đây loại vật tư này chủ yếu sản xuất để phục vụ đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế thì từ khi xảy ra dịch COVID-19, đa số người dân đã sử dụng khẩu trang nói chung, khẩu trang y tế nói riêng để phòng dịch.

Theo đó, số lượng rác thải y tế nói chung, khẩu trang y tế nói riêng thải ra môi trường lớn hơn gấp nhiều lần so với trước khi bùng phát dịch.

Với thói quen không phân loại rác, khẩu trang y tế được người dân sử dụng hiện vẫn được xả lẫn trong rác thải sinh hoạt hoặc vứt bừa bãi trong môi trường tự nhiên.

Mặc dù, Chính phủ, Bộ Y tế đã có các văn bản pháp luật để xử phạt các hành vi xả rác ra môi trường nói chung, xả thải khẩu trang y tế không đúng nơi quy định nói riêng, thế nhưng, trên thực tế việc thực thi luật hầu như chưa được thực hiện.

Ông Trần Xuân Hải - Phó Chủ tịch UBND phường Lê Mao, TP. Vinh, Nghệ An cho biết: “Việc xử phạt đối với trường hợp vứt khẩu trang không đúng nơi quy định đến thời điểm này chúng tôi chưa làm được. Cái khó khăn ở đây là quá trình người dân sử dụng khẩu trang rồi vứt, chúng tôi không giám sát được, cho nên để xử phạt được là vấn đề khó. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, chủ yếu là nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc sau khi sử dụng khẩu trang phòng, chống dịch bệnh cần vứt bỏ đúng nơi quy định, để tránh làm lây lan dịch bệnh”.

Vứt bỏ khẩu trang, găng tay thế nào cho an toàn?

Theo một nghiên cứu, lượng chất thải nguy hại dự kiến phát sinh mỗi ngày từ người mắc bệnh có thể đạt tối đa là 3,4kg. Sự gia tăng đột biến lượng chất thải phát sinh từ bệnh nhân nhiễm COVID-19 đã gây ra áp lực to lớn đối với ngành quản lý chất thải ở mọi nơi trên thế giới, đặc biệt là ở các vùng tâm dịch. 

Chất thải lây nhiễm có thể gây ra các vấn đề về môi trường và sức khỏe nếu không được lưu trữ, vận chuyển hoặc xử lý đúng cách. Theo một nghiên cứu, vi-rút COVID-19 có thể vẫn hoạt động trên các bề mặt như nhựa, kim loại và thủy tinh trong tối đa 9 ngày, trên các mẫu huyết thanh trong 11-12 ngày, 17-31 ngày trong phân và 13-29 ngày trong chất tiết ra từ đường hô hấp.

 

th333.jpg
Rác thải y tế nên được để cách biệt với rác thải sinh hoạt khác

 

Để đảm bảo an toàn cho những người xung quanh, dưới đây là những điều cần lưu ý khi vứt bỏ rác thải liên quan đến COVID-19: 

Nếu có trường hợp COVID-19 được xác nhận hoặc nghi ngờ trong gia đình, các thành viên cần nhận thức được chất thải của bệnh nhân cũng có thể là nguồn bệnh. Do đó, cần phải xử lý chúng một cách cẩn thận. Chất thải của bệnh nhân cần được thu gom sớm và không được để ngoài trời.

Rác thải y tế nên được để cách biệt với rác thải sinh hoạt khác. Hộp đựng chất thải phải được đậy kín sau khi cất giữ rác. Để tránh tiếp xúc trực tiếp với chất thải, túi phải được niêm phong trước khi chất thải vượt quá 70% sức chứa của túi. Thùng hoặc túi/hộp chứa rác thải này cần phải được để tránh xa tầm tiếp xúc của các loài động vật bới rác như quạ hay chuột. 

Một trong những điều quan trọng bậc nhất là người vứt bỏ rác cần rửa tay sạch sau khi tiếp xúc với hộp/túi rác. Trong lúc xử lý, chất thải lây nhiễm cần được để vào thùng hoặc hộp riêng, có thể là với màu sắc nổi bật dễ nhận biết. Bên cạnh đó, thức ăn thừa và bao bì thực phẩm mà bệnh nhân COVID-19 sử dụng vẫn có thể được xem là rác thải có nguy cơ lây nhiễm nhất định.

“Biến hình” khẩu trang đã qua sử dụng để giảm rác thải nhựa

Ở một số quốc gia, xu hướng tái chế khẩu trang một lần đang ngày càng được quan tâm như một giải pháp để bảo vệ môi trường mà vẫn có thể an toàn giữa thời kỳ đại dịch COVID-19.

Được sử dụng để hạn chế sự lây lan của COVID-19, song khẩu trang lại đang làm trầm trọng thêm một đại dịch khác là tình trạng ô nhiễm nhựa. Bởi vậy, ở một số quốc gia, xu hướng tái chế khẩu trang một lần đang ngày càng được quan tâm như một giải pháp để bảo vệ môi trường mà vẫn có thể an toàn giữa thời kỳ đại dịch. Được làm từ vật liệu nhựa polypropylene, sợi tổng hợp và kim loại, khẩu trang đã qua sử dụng thường được vứt vào thùng rác, sau đó bị chôn lấp hoặc đốt. Thậm chí một số người còn vứt khẩu trang trên đường phố, sông và đại dương, gây hại cho môi trường thiên nhiên.

Theo Hiệp hội Hóa học Mỹ, khoảng 129 tỷ khẩu trang dùng một lần được sử dụng mỗi tháng trên khắp thế giới. Vì vậy, các nhà nghiên cứu và các công ty đang tìm cách để tái chế khẩu trang, dù hiện tại không phải là mảng kinh doanh có lãi. Các nhà nghiên cứu ở Australia đang có ý tưởng muốn tái chế khẩu trang sử dụng một lần thành vật liệu làm đường.

 

th222.jpg
Sinh viên thiết kế nội thất Kim Ha-neul thuộc Đại học Nghệ thuật và Thiết kế Kaywon ở thành phố Uiwang, phía Nam Seoul (Hàn Quốc) đã tái chế khẩu trang đã qua sử dụng thành ghế đẩu. Ảnh: reuters

 

Ở Mỹ, đồ bảo hộ y tế này được tái chế thành băng ghế. Ở Hàn Quốc, đã có những chiếc ghế ngồi được làm từ khẩu trang dùng một lần. Và ở Pháp, chúng được tái chế thành thảm trải sàn cho ô tô. Các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Hoàng gia Melbourne (Australia) đang thử nghiệm các giải pháp sau khi chứng kiến cảnh tượng những chiếc khẩu trang bị vứt bừa bãi trên đường phố. Sau khi được khử trùng và cắt nhỏ, khẩu trang có thể được trộn với đá vụn xây dựng đã qua xử lý để tạo ra một loại vật liệu dẻo và chắc để xây dựng đường. Các nhà nghiên cứu đang xem xét việc sử dụng chúng trong xi măng xây dựng. Theo họ, cần ba triệu chiếc khẩu trang để tạo ra 1 km đường.

Tại Pháp, công ty tái chế Tri-o et Greenwished đã gom khẩu trang từ khoảng 30 địa điểm đặc biệt, bao gồm các bệnh viện ở Paris, hãng truyền hình TF1 và tập đoàn vật liệu xây dựng Saint-Gobain để cho vào các thùng đặc biệt với mức phí 250 euro/tháng (300 USD). Tại nhà máy tái chế của họ, khẩu trang được cắt nhỏ, khử trùng và chiết xuất polypropylene, chất này được chuyển hóa thành loại vật liệu sử dụng để làm thảm trải sàn hoặc các bộ phận bằng nhựa khác trên xe hơi. Tri-o et Greenwished đã tái chế một tấn khẩu trang và hy vọng sẽ xử lý được 20 tấn vào cuối năm nay.

Chứng kiến cảnh chất thải ngày càng tăng do khẩu trang dùng một lần trong đại dịch COVID-19, sinh viên thiết kế nội thất Kim Ha-neul thuộc Đại học Nghệ thuật và Thiết kế Kaywon ở thành phố Uiwang, phía Nam Seoul (Hàn Quốc) đã tái chế những chiếc khẩu trang đã qua sử dụng thành ghế đẩu. Để giảm nguy cơ lây nhiễm COVID-19, Kim Ha-neul đã lưu lại số khẩu trang này trong kho trong ít nhất 4 ngày, sau đó tháo bỏ dây chun và kim loại trên khẩu trang.

Tiếp theo, anh bỏ khẩu trang vào khuôn, sử dụng súng phun nhiệt ở nhiệt độ trên 300 độ C để khẩu trang chảy ra. Đây mới là thành công khởi đầu của Kim Ha-neul.

Bên cạnh đó, tại Anh, nhiều kỹ sư nước này đang lên kế hoạch tạo ra nhiều đồ nội thất khác từ khẩu trang tái chế, như ghế, bàn và một số loại đèn. Tuy vậy, những con số trên mới chỉ là "một giọt nước" trong "đại dương" khẩu trang được thải ra mỗi ngày trên toàn cầu. Khoảng 40.000 tấn khẩu trang đã được đóng thùng ở Pháp vào năm ngoái mà không được tái chế. Nguyên nhân là do việc tạo lợi nhuận từ tái chế khẩu trang đã qua sử dụng hiện vẫn là một thách thức.

 
PV (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Hà Tĩnh: Trao tặng nhà tình nghĩa cho nạn nhân chất độc da cam

    Hà Tĩnh: Trao tặng nhà tình nghĩa cho nạn nhân chất độc da cam

    Vừa qua, CLB thiện nguyện Ấm Tình Yêu Thương đã phối hợp với Hội nạn nhân chất độc da cam/Dioxin tỉnh Hà Tĩnh trao tặng ngôi nhà tình nghĩa cho gia đình chị Lê Thị Tú Anh – nạn nhân chất độc da cam tại Thôn Đông Xá, xã Hòa Lạc, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

  • Thanh Hoá ủng hộ hơn 4,6 tỷ đồng làm nhà cho hộ nghèo, hộ còn khó khăn

    Thanh Hoá ủng hộ hơn 4,6 tỷ đồng làm nhà cho hộ nghèo, hộ còn khó khăn

    Sau 1,5 tháng kêu gọi ủng hộ chung tay vì người nghèo, tài khoản Quỹ “Vì người nghèo” của Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hoá đã tiếp nhận hơn 4,6 tỷ đồng từ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ủng hộ.

  • “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”

    “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”

    Chủ đề “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”, trong tháng 5 này, các cấp hội Chữ thập đỏ trong toàn tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động trợ giúp người nghèo, người gặp hoàn cảnh khó khăn và các đối tượng dễ bị tổn thương, giúp họ vượt qua khó khăn vươn lên trong cuộc sống, góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, yêu thương.

  • Hà Nội sẽ có Lễ hội Sen đầu tiên diễn ra tại quận Tây Hồ

    Hà Nội sẽ có Lễ hội Sen đầu tiên diễn ra tại quận Tây Hồ

    Lãnnh đạo quận Tây Hồ cho biết, sẽ tổ chức Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2024 lần đầu tiên được tổ chức tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ (quận Tây Hồ, Hà Nội).

  • Vịnh ngọc Nha Trang bừng sáng

    Vịnh ngọc Nha Trang bừng sáng

    Liên hoan Du lịch Biển Nha Trang là chương trình tổ chức hai năm một lần với nhiều hoạt động, sự kiện du lịch, văn hóa, lễ hội, thể thao, ẩm thực quy mô, phong phú, đa dạng, đặc sắc.

  • Trải nghiệm hái mận chín ở Bắc Hà

    Trải nghiệm hái mận chín ở Bắc Hà

    Tháng 6, những đồi mận tam hoa Bắc Hà (Lào Cai) chín rộ, quả mọng, ngọt đậm khiến nhiều du khách thích thú với trải nghiệm tự tay thu hoạch mận tại vườn.

Top