Trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, nhu cầu về bất động sản (BĐS) nhà ở gia tăng. Sự tham gia và đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng do sự hợp tác dự án, M&A, trong đó, nhà đàu tư ngoại có xu hướng quan tâm nhiều đến phân khúc BĐS cao cấp.
Việt Nam là một trong những nền kinh tế đang phát triển nhanh trên thế giới, cùng xu hướng toàn cầu hóa mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Thị trường BĐS thương mại và nhà ở tại các thành phố lớn nhất Việt Nam và các tỉnh lân cận đã bùng nổ trong những năm gần đây, dẫn đến sự đầu tư trong và ngoài nước nhiều hơn vào những BĐS hạng sang và hạng A.
Cùng với đó, thị trường BĐS Việt Nam đã bước qua giai đoạn khó khăn 2009 – 2013 và có bước tăng trưởng ổn định, đặc biệt trong lĩnh vưc nhà ở. Nhu cầu BĐS nhà ở gia tăng đã dẫn đến tỷ lệ hấp thụ cao từ 70 – 80% nguồn cung mới với 30.000 đến 40.000 căn hộ mới có sẵn mỗi năm.
Sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng do sự hợp tác các dự án, các thương vụ M&A và tài trợ trực tiếp, trong khi người mua trong và ngoài nước chuyển hướng sự quan tâm tới căn hộ cao cấp và hạng A.
Đối với phân khúc nhà ở thương mại đang bị tác động bởi TMĐT rõ nét. Đây là phân khúc ảnh hưởng bởi thói quen tiêu dùng của khách hàng và cách mà họ mua sắm như thế nào, tiêu tiền ra sao. Mối tương quan giữa phân khúc và TMĐT ngày càng phát triển đã thúc đẩy thói quen mua sắm và tiêu dùng của khách hàng, thúc đẩy luôn quy trình vận chuyển hàng hóa. Điều này cho thấy được tiềm năng của BĐS thương mại trong lĩnh vực vận tải và kho vận.
Đại diện đơn vị nghiên cứu này cũng cho biết, số tiền đầu tư nước ngoài vào thị trường BĐS Việt Nam những tháng đầu năm 2019 tăng mạnh. Có nhiều chuyển biến vốn đầu tư nước ngoài vào BĐS Việt Nam trong 24 tháng trở lại đây. Cơ cấu nguồn vốn nước ngoài cũng đang thay đổi rất nhiều. BĐS Việt Nam đang có những lợi thế hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt với lĩnh vực BĐS công nghiêp chế xuất.
Nguyên nhân được cho thị trường BĐS hút nhà đầu tư ngoại do tư duy của những công ty BĐS ở Việt Nam đã cởi mở hơn rất nhiều trong việc hợp tác với công ty nước ngoài. Đây được xem là điểm thay đổi tích cực trên thị trường BĐS Việt Nam. Ngoài ra, xem xét công nợ như một hình thức đầu tư cũng là điểm hấp dẫn của thị trường BĐS Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thuận lợi, hiện thị trường BĐS Việt Nam đang gặp rào cản lớn đối với nhà đầu tư ngoại là thủ tục hành chính, quy trình làm việc còn tốn nhiều thời gian.
Mặt khác, căng thẳng thương mại leo thang giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã thu hút mọi sự chú ý, Việt Nam nổi bật lên như một đối thủ lớn trong thương mại toàn cầu và đang lặng lẽ gặt hái những lợi ích, trở thành một lựa chọn thay thế cho các công ty đang tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng và chống lại sự bất ổn chính trị gia tăng. Chỉ trong nửa đầu năm 2019, nền kinh tế Việt Nam đã chứng kiến tốc độ tăng trưởng 6,7% và khối lượng thương mại kỷ lục là 246 tỷ USD. Tuy nhiên, vượt qua thách thức, thị trường BĐS Việt Nam đang có nhiều cơ hội để bứt phá, là điểm thu hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi cân nhắc đổ vốn vào thị trường.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.