Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 23 tháng 12 năm 2019 | 23:30

Nhà giáo ưu tú Ngô Trần Ái phát ngôn bất nhất!

Ngày 10/3/2015, ông Ngô Trần Ái khi đó là Chủ tịch HĐTV Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã ký một biên bản ghi nhớ với lãnh đạo Sở giáo dục và Đạo tạo TP Hồ Chí Minh về việc “liên kết xuất bản một bộ sách giáo khoa mới cho khu vực miền Nam”.

Tuy nhiên, những ngày gần đây, khi trả lời trên truyền thông, ông Ái lại cảm thấy buồn cho một thành phố văn minh, hiện đại, đông dân nhất cả nước lại để xảy ra việc đó… Cùng một con người mà sao ông Ngô Trần Ái lại có thể bất nhất như thế?
 
(Báo Kinh tế Nông thôn trích đăng bài viết của tác giả Lưu Quang Thanh, TP Hồ Chí Minh để bạn đọc hiểu rõ hơn sự thật về tác giả của kịch bản Chi thù lao cho lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh).
 
Sau khi cùng lúc đọc hai bài báo của cùng một tác giả Minh Thuý được đăng cùng một ngày, được đặt cạnh nhau trong cùng trang Văn hoá - Giáo dục trên tờ Vietime: Chi thù lao hàng tháng cho Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam chính thức lên tiếng! (https://viettimes.vn/nha-xuat-ban-giao-duc-viet-nam-chinh-thuc-len-tieng-376061.html) và  Những người chỉ đạo nhận thù lao thì không thể đảm bảo sự minh bạch khi chọn sách giáo khoa (https://viettimes.vn/nhung-nguoi-chi-dao-nhan-thu-lao-thi-khong-the-dam-bao-su-minh-bach-khi-chon-sgk-376068.html), chắc ai cũng không khỏi ngạc nhiên về sự thay đổi đến chóng mặt của nhà giáo ưu tú Ngô Trần Ái. Cùng là một người mà sao hành động và phát ngôn lại đối nghịch đến thế?
 
Ai là người chủ trương và chỉ đạo Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam liên kết xuất bản bộ sách giáo khoa với Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh?
 
Với bài báo thứ nhất, mặc dù thông tin trả lời về việc chi thù lao cho các cán bộ Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam rất ngắn gọn, nhưng bạn đọc đều hiểu rằng, câu chuyện chi tiền thù lao ồn ào, lình xình từ đầu tháng 12 trên báo chí là có khởi nguồn từ thời ông Ngô Trần Ái là đương kim Chủ tịch Hội đồng thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
 
Trong biên bản ghi nhớ được cung cấp trong bài báo đó, tháng 3 năm 2015, Chủ tịch Hội đồng thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Ngô Trần Ái là người có chức vụ cao nhất của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam dự phiên họp giữa Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam với Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh để “liên kết xuất bản một bộ sách giáo khoa mới”.
 
Bài báo cho biết: “Tại biên bản này, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh đã thống nhất liên kết với NXBGDVN để xây dựng, triển khai đề tài nghiên cứu khoa học xuất bản một bộ SGK mới theo Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Chương trình hành động của Chính phủ và Đề án đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, SGK của Bộ GD&ĐT. Trước mắt chuẩn bị cho việc xuất bản một bộ SGK mới”  
ái-1.jpg

 

ái-2.jpg
Biên bản ghi nhớ về việc liên kết xuất bản bộ sách giáo khoa mới do ông Ngô Trần Ái với tư cách là Chủ tịch HĐTV Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ký với lãnh đạo Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh
“Biên bản ghi nhớ này do ông Lê Hồng Sơn - Giám đốc Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh và ông Ngô Trần Ái - Chủ tịch Hội đồng thành viên NXBGDVN ký vào ngày 10/3/2015”.
 
Là người có chức vụ cao nhất của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam dự họp lại là người trực tiếp ký vào văn bản ghi nhớ giữa hai cơ quan, nên chắc ai cũng hiểu vai trò của ông Ngô Trần Ái ở trong công việc này như thế nào. Chắc chắn ông phải là người chủ trương và chỉ đạo Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam làm việc này.  
 
Trên trang wikipedia, mục từ về ông Ngô Trần Ái có đoạn: “Nhà giáo Ưu tú Ngô Trần Ái, sinh năm 1951 tại Hòa Vang, Đà Nẵng. Ông nguyên là Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục (Nhà xuất bản GD) chi nhánh tại TP. Đà Nẵng, Giám đốc Nhà xuất bản GD chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Nhà xuất bản GD Việt Nam”.
 
Chỗ này, bạn đọc còn có một chút thắc mắc: vì sao năm 2015, ông Ngô Trần Ái dù đã 64 tuổi vẫn làm Chủ tịch Hội đồng thành viên một cơ quan xuất bản lớn của nhà nước nhỉ?
 
Ai là người đang đứng đầu một công ty làm bộ sách giáo khoa “xã hội hoá” theo chương trình 2018?
 
Qua báo chí, với sự truyền thông khá mạnh, Công ty cổ phần đầu tư Xuất bản và Thiết bị Giáo dục Việt Nam đang nổi lên với bộ sách giáo khoa lớp 1 mới theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đây là bộ sách khá đặc biệt. Theo báo Thanh niên online ngày 17/12/2019, “đây là bộ sách quy tụ được hầu hết chuyên gia trong Ban Phát triển Chương trình GDPT 2018 của Bộ GD&ĐT. Chỉ tính riêng bộ sách giáo khoa của lớp 1, nhóm Cánh diều đã quy tụ được 6/8 chuyên gia gồm có Tổng chủ biên Chương trình GDPT 2018 và 5 vị là chủ biên chương trình môn học của Chương trình GDPT 2018:GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình GDPT 2018; GS Đỗ Đức Thái, chủ biên chương trình môn toán; GS Mai Sỹ Tuấn, chủ biên chương trình môn khoa học tự nhiên; TS Đặng Ngọc Quang, chủ biên chương trình môn giáo dục thể chất; bà Nguyễn Thị Đông, chủ biên chương trình môn mỹ thuật; ông Lê Anh Tuấn, chủ biên chương trình môn âm nhạc”.
img_4968.JPG
Ông Ngô Trần Ái hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư Xuất bản và Thiết bị Giáo dục Việt Nam, đơn vị đang sở hữu bộ sách giáo khoa Cánh diều.
Và trên Vietime, trong bài báo Những người chỉ đạo nhận thù lao thì không thể đảm bảo sự minh bạch khi chọn sách giáo khoa, được biết ông Ngô Trần Ái bây giờ đang là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư Xuất bản và Thiết bị Giáo dục Việt Nam, đơn vị đang sở hữu bộ sách giáo khoa Cánh diều.
 
Với tư cách là người đứng đầu công ty làm sách giáo khoa mới, ông Ngô Trần Ái nói gì?
 
Trong bài báo nêu trên, khi được hỏi về quan điểm đối với việc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam thành lập Ban chỉ đạo biên soạn và chi thù lao cho các cán bộ, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh, ông Ngô Trần Ái cho biết, việc cán bộ lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh “tham gia vào Ban chỉ đạo biên soạn SGK là không được”, vì những người đã nhận thù lao thì không thể đảm bảo sự công khai, minh bạch khi chọn SGK. Ông nói: “Thực sự tôi cảm thấy buồn khi một thành phố văn minh, hiện đại, đông dân nhất cả nước lại để xảy ra sự việc như vậy”.
 
Còn trong bài báo Làm sách giáo khoa chương trình GDPT: “Nếu có tiêu cực chắc tôi sẽ nghỉ làm luôn” của tác giả Công Luân trên Người đưa tin (https://www.nguoiduatin.vn/la-m-sgk-chuong-tri-nh-gdpt-ne-u-co-tieu-cu-c-cha-c-toi-se-nghi-la-m-luon-a460123.html), khi được hỏi về việc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam chi thù lao cho một số cán bộ Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh, ông Ngô Trần Ái nói: “Mấy hôm nay báo chí đăng, tôi thật sự buồn, vì không thể chọn sách như thế được. Những gì không khách quan, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ thì sẽ không thể chọn sách hay được.” “Nếu có tiêu cực chắc tôi sẽ nghỉ làm luôn, điều đó là rất buồn”. 
 
Ông Ngô Trần Ái khiến người đọc ngạc nhiên
 
Lúc là người lãnh đạo cao nhất Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, ông Ái chỉ đạo việc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phối hợp làm sách giáo khoa với Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh, ông ký biên bản ghi nhớ về việc thành lập Ban chỉ đạo biên soạn sách giáo khoa với sự tham gia của Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh. Đến bây giờ, khi ông đang lãnh đạo một công ty cổ phần làm sách giáo khoa thì ông bất bình, ông buồn, ông cho việc cán bộ Sở Giáo dục “tham gia vào Ban chỉ đạo biên soạn SGK là không được”, là “tiêu cực”. 
 
Điều này có khiến chúng ta ngạc nhiên không?
 
Thay cho lời kết
 
Để thay lời kết, xin bạn đọc gõ tên nhà giáo ưu tú Ngô Trần Ái để tìm hiểu thêm về ông trên trang wikipedia.org (https://vi.wikipedia.org/wiki/Ngô_Trần_Ái). Phần viết về ông cũng ngắn gọn, nên xin phép không dẫn lại ra đây, chỉ xin nêu một ý nghĩ là không biết những đánh giá về con người ông trong mục từ đó đã chính xác và đầy đủ hay chưa?
 
 
 
 
Lưu Quang Thanh
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top