Bộ Xây dựng vừa ban hành Văn bản số 1742/BXD – GĐ ký ngày 31/7/2017 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác quản lý chất lượng và bảo trì nhà ở tái định cư. Theo đó, chất lượng công trình nhà ở tái định cư sẽ được quản lý chặt chẽ tránh tình trạng mới đưa vào sử dụng đã xuống cấp trầm trọng.
Văn bản số 1742/BXD – GĐ nêu rõ việc nhằm khắc phục các tồn tại trong chất lượng và bảo trì nhà ở tái định cư đồng thời bảo đảm an toàn cho người dân hiện đang sinh sống trong các nhà tái định cư, Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện bốn nội dung sau.
Thứ nhất, sẽ căn cứ từng điều kiện cụ thể của địa phương để bố trí quỹ đất và kinh phí đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư trên địa bàn, bảo đảm nguyên tắc các hộ gia đình, cá nhân được bố trí nhà tái định cư có điều kiện ở, sinh hoạt tốt hơn hoặc tương đương với nơi ở cũ, có hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ.
Việc siết chặt quản lý trong chất lượng công trình và bảo trì nhà ở xã hội, các dự án nhà ở xã hội kém chất lượng sẽ gặp khó khăn
Thứ hai, văn bản cũng yêu cầu các chủ đầu tư công trình, nhà tái định cư phải cùng với các chủ thể tham gia xây dựng công trình tổ chức quản lý chặt chẽ chất lượng khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng công trình. Lựa chọn các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định tham gia xây dựng nhà ở tái định cư. Tổ chức nghiệm thu và bàn giao công trình nhà tái định cư tuân thủ các quy định pháp luật. Công trình chỉ được đưa vào sử dụng khi đáp ứng được các yêu cầu của thiết kế, quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng. Đồng thời, lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình.
Thứ ba, yêu cầu các chủ sở hữu, chủ quản lý khai thác sử dụng nhà tái định cư phải lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình (nếu chưa thực hiện). Lập quỹ bảo trì và quản lý việc sử dụng kinh phí phục vụ công tác bảo trì công trình theo đúng quy định pháp luật về nhà ở và pháp luật có liên quan. Tổ chức bảo trì công trình theo quy trình bảo trì đã được lập và phê duyệt. Chỉ đạo Sở Xây dựng và các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan thực hiện các công việc như, tăng cường kiểm tra công tác quản lý chất lượng của chủ đầu tư và các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng nhà tái định cư. Xử lý nghiêm các vi phạm về chất lượng và quản lý chất lượng công trình xây dựng nhà ở tái định cư theo quy định. Kiểm tra công tác quản lý vận hành và bảo trì nhà tái định cư (nhất là đối với công tác phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường); hướng dẫn, kiểm tra và hỗ trợ kinh phí (nếu có) để thực hiện việc duy tu, sửa chữa đối với các nhà tái định cư xuống cấp nghiêm trọng về chất lượng. Xử lý nghiêm các chủ đầu tư, chủ sở hữu, chủ quản lý khai thác, sử dụng công trình vi phạm qui định về quản lý và bảo trì đối với nhà tái định cư. Tổ chức thông tin, tuyên truyền để người dân ý thức trong việc sử dụng nhà tái định cư cũng như công tác bảo trì, vận hành nhà tái định cư.
Thứ tư, bổ sung trong báo cáo Bộ Xây đựng tình hình chất lượng và quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn hàng năm (theo quy định tại Khoản 9, Điều 54 của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP) nội dung tổng hợp về tình hình quản lý chất lượng và bảo trì đối với các công trình nhà tái định cư).
Trước đó, thực tế nhiều công trình nhà ở tái định cư dù mới được đưa vào sử dụng khai thác đã xuất hiện tình trạng xuống cấp nhanh chóng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của cư dân, các biểu hiện cụ thể là: vật liệu hoàn thiện (thiết bị vệ sinh, gạch ốp lát, sơn tường,...) xuống cấp nhanh chóng, thấm dột khu vệ sinh hoặc tường ngoài nhà, thang máy hư hỏng, hệ thống PCCC không đảm bảo khả năng hoạt động thường xuyên, liên tục, hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngoài nhà chưa được đầu tư đồng bộ, chất lượng không đảm bảo.
Tại TP. Hồ Chí Minh trong thời gian qua, nhiều dự án nhà ở xã hội được triển khai như các dự án của Hoàng Quân (HQC Plaza, HQC Hóc Môn….) tuy nhiên chỉ một thời gian ngắn đưa vào sử dụng đã gặp phải hàng loạt sự cố như về phòng cháy chữa cháy, chất lượng công trình, hạ tầng kỹ thuật tại dự án bị nhều cư dân than phiền nhưng phía chủ đầu tư chậm trễ trong việc khắc phục. Văn bản quy định mới của Bộ Xây dựng sẽ chấn chỉnh lại tình trạng các dự án nhà ở xã hội chất lượng kém không còn "đất sống"./.
Trường Sơn
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.