Các biện pháp phòng trừ bệnh chổi rồng trên nhãn không được các nhà vườn ĐBSCL triển khai đồng loạt nên dịch bệnh này bùng phát, người trồng lao đao.
Những năm qua, các tỉnh thành vùng ĐBSCL đã chi hàng trăm tỷ đồng để không chế dịch bệnh chổi rồng trên nhãn. Tuy nhiên hiện tại, dịch bệnh này đang tái bùng phát tại một số địa phương trong vùng gây nhiều thiệt hại cho nhà vườn.
Ông Phan Văn Phỉ (ở ấp Đông Thuận, xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) cho biết sau khi địa phương ra quân khống chế dịch bệnh chổi rồng thì hai năm qua 1 ha nhãn của ông cho thu hoạch trái rất khả quan. Tuy nhiên từ đầu năm đến nay, bệnh chổi rồng tái xuất hiện trên nhãn. Mặc dù ông đã tích cực phòng trừ nhưng vẫn không đạt kết quả.
Theo thống kê, hiện Hậu Giang có hơn 100 ha nhãn bị bệnh chổi rồng. Còn ở địa phương lân cận là Thành phố Cần Thơ thì có đến gần 1.000 ha nhãn bị nhiểm bệnh này, trong đó có hơn 500 ha nhiễm bệnh từ trung bình đến nặng. Diện tích nhãn bị bệnh chổi rồng đã gây nhiều thiệt hại cho nhà vườn do chi phí trong khâu chăm sóc, phòng trị cao nhưng không mang lại hiệu quả, trong khi năng suất của những cây nhãn bị nhiễm bệnh cũng giảm đáng kể.
Bà Nguyễn Thị Xuân ở xã Trường Long, huyện Phong Điền cho biết 1,5 ha nhãn của bà sắp thu hoạch trái nhưng năm nay ước năng suất sẽ giảm gần phân nửa do nhiễm bệnh chổi rồng.
Theo ông Nguyễn Út Em - Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ, để phòng trị bệnh chổi rồng, thời gian qua ngành chuyên môn đã hướng dẫn nông dân áp dụng nhiều biện pháp như: chọn cây nhãn giống sạch bệnh, áp dụng kỹ thuật canh tác phù hợp và chăm sóc cây trồng khỏe, thường xuyên tỉa cành để vườn cây thông thoáng và bón phân cân đối.
Bên cạnh đó, ông Nguyễn Út Em cũng khuyến cáo nhà vườn phòng trị bệnh chổi rồng bằng phương pháp phun thuốc diệt nhện lông nhung, cắt bỏ những cành nhãn bị bệnh chổi rồng để tránh lây lan.
Tuy nhiên, các biện pháp phòng trừ bệnh chổi rồng trên nhãn không được các nhà vườn triển khai đồng loạt, nhiều hộ có diện tích nhãn ít nên khi nhãn bị bệnh thì lơ là, bỏ mặc không chú ý chăm sóc. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến bệnh chổi rồng lây lan, tái bùng phát nhất là trên nhãn tiêu da bò.
Ngành nông nghiệp ở các địa phương vùng ĐBSCL có dịch chổi rồng tái phát cũng đang khuyến cáo người dân đối với những cây nhãn nhiễm bệnh chổi rồng nặng thì không nên tiếc giữ lại mà cần chặt bỏ để hạn chế lây lan sang những cây khác. Đối với những vườn bị nhiễm nặng thì nên phá bỏ chuyển sang trồng loại nhãn khác ít bị nhiễm bệnh chổi rồng như nhãn Ido, nhãn xuồng cơm vàng hoặc các loại cây trồng khác./.
Tấn Phong/VOV
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.