“Đồng vốn chính sách đã mang lại cho các con tôi tương lai không thể tốt hơn. Chúng tôi chỉ học hết lớp 3, lớp 7 nhưng hai con gái, một đã là kỹ sư nông nghiệp, một là luật sư, đều có việc làm ổn định”, cựu chiến binh người Tày Ma Văn Dương ở xóm Ao Sen, xã Động Đạt (Phú Lương - Thái Nguyên) tự hào chia sẻ.
Bản ghi nhớ về việc phối hợp chỉ đạo, thực hiện các chương trình tín dụng chính sách với Ban chỉ đạo Tây Nguyên được coi là trợ lực giúp NHCSXH thực thi hiệu quả Đề án củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng trên địa bàn được khởi động từ đầu năm 2012. Sau 4 năm thực hiện (từ 12/4/2013), nguồn vốn tín dụng chính sách tại Tây Nguyên đã có bước chuyển mạnh mẽ cả về lượng và chất.
Thời gian qua, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phù Cát (Bình Định) luôn chú trọng công tác bình xét cho vay, kiểm tra giám sát và củng cố nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng; tạo điều kiện để các đối tượng xã hội, nhất là hộ nghèo và hộ cận nghèo tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế gia đình.
Chính thức đi vào hoạt động ngày 11/3/2003, trải qua 14 năm phát triển, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) luôn nỗ lực hoàn thành vai trò là một trong những công cụ đòn bẩy kinh tế của Nhà nước trong việc giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, cải thiện điều kiện sống và nâng cao thu nhập.
Những năm qua, nguồn vốn tín dụng chính sách của Chính phủ thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã giúp trên 3,5 triệu phụ nữ nghèo được tiếp cận trực tiếp nguồn vốn vay thuận lợi, giúp chị em phát huy được tính tự chủ trong việc phát triển kinh tế gia đình, góp phần đáng kể vào việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Trong những năm qua, bằng nhiều chương trình tín dụng ưu đãi như cho vay hộ nghèo, tín dụng học sinh sinh viên (HSSV), hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã trực tiếp đưa nguồn vốn tới tận tay người dân, thực hiện giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị tại vùng khó khăn.
Trong không khí đón năm mới, tập thể cán bộ, viên chức và người lao động NHCSXH TP.Cần Thơ dường như vui hơn, khi những cống hiến của họ trong năm qua đã giúp hàng chục nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, góp phần chung vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Theo dự kiến phân bổ Kế hoạch đầu tư trung hạn vốn Ngân sách Nhà nước giai đoạn 2016 -2020 và năm 2017 của Bộ Kế hoạch Đầu tư, Chính phủ dự kiến sẽ bố trí hơn 20.800 tỷ đồng cho Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH). Khoản tiền này nhằm để cấp vốn điều lệ còn chưa bố trí được cho NHCSXH trong các năm 2013, 2015 và 2016, tăng vốn điều lệ cho các năm tiếp theo và cấp bù các khoản chênh lệch lãi suất và chi phí quản lý để đảm bảo tiếp tục duy trì mức lãi suất cho vay ưu đãi dành cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách trong 5 năm tới.
Nhằm đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng dịch vụ tài chính đến vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, cùng với các đơn vị khác trong hệ thống, NHCSXH tỉnh Đắk Lắk đã và đang triển khai chương trình nhận tiền gửi tiết kiệm trong cộng đồng dân cư tại các điểm giao dịch xã, phường và thị trấn.
Khác với quan điểm của nhiều người “học để thành tài”, “học để có công việc nhàn nhã, lương cao”…, họ đi học với mục đích duy nhất: làm đúng cách, hiểu đúng việc. Trong chuyến công tác Bắc Kạn, tôi may mắn gặp ba chàng trai trẻ, và điều khiến tôi nể phục không chỉ vì họ dám nghĩ, dám làm, mà vì họ đều coi việc học là quan trọng và cần thiết, kể cả là chỉ để... làm nhà nông.