Ngay từ đầu năm 2017, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Phú Thọ và các phòng giao dịch đã bám sát chỉ tiêu, kế hoạch, chủ động báo cáo UBND, Ban đại diện HĐQT các cấp để triển khai thực hiện nhiệm vụ năm, gắn kế hoạch tín dụng ưu đãi với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong công tác kế hoạch hóa tín dụng.
Ngay sau khi Quyết định số 28/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo có hiệu lực từ ngày 5/9/2015, cùng với các đơn vị khác trong cả nước, NHCSXH tỉnh Gia Lai đã nhanh chóng chỉ đạo các Phòng giao dịch cấp huyện thực hiện giải ngân, đưa đồng vốn kịp thời đến với những hộ mới thoát nghèo để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống và thoát nghèo bền vững.
“Trước đây, chất lượng tín dụng chưa được tốt, nhưng từ khi củng cố, chấn chỉnh với nhiều giải pháp đồng bộ, Hậu Giang trở thành một trong những tỉnh triển khai hiệu quả chương trình này ở vùng Tây Nam Bộ”, Phó tổng giám đốc NHCSXH Võ Minh Hiệp nhấn mạnh trong cuộc trao đổi một số vấn đề liên quan đến tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Hậu giang Hậu Giang với các cơ quan báo chí trong chuyến công tác vừa qua.
Lễ kỷ niệm 10 năm ngày truyền thống của Trung tâm Đào tạo và Trung tâm CNTT của NHCSXH là sự kiện đánh dấu bước phát triển của đơn vị. Đây cũng là dịp để nhìn lại thành quả đạt được, những khó khăn, thách thức và yêu cầu đổi mới về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cũng như ứng dụng CNTT của hệ thống NHCSXH, từ đó đề ra giải pháp cho bước phát triển tiếp theo.
Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2017, NHCSXH tỉnh Thái Nguyên được Trung ương giao tăng đến 160 tỷ đồng nguồn vốn hoạt động. Hệ thống chính quyền các cấp từ tỉnh đến huyện đã chuyển 8,7 tỷ đồng vốn ngân sách địa phương để bổ sung cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách để kịp vào vụ sản xuất xuân hè.
“Đồng vốn chính sách đã mang lại cho các con tôi tương lai không thể tốt hơn. Chúng tôi chỉ học hết lớp 3, lớp 7 nhưng hai con gái, một đã là kỹ sư nông nghiệp, một là luật sư, đều có việc làm ổn định”, cựu chiến binh người Tày Ma Văn Dương ở xóm Ao Sen, xã Động Đạt (Phú Lương - Thái Nguyên) tự hào chia sẻ.
Bản ghi nhớ về việc phối hợp chỉ đạo, thực hiện các chương trình tín dụng chính sách với Ban chỉ đạo Tây Nguyên được coi là trợ lực giúp NHCSXH thực thi hiệu quả Đề án củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng trên địa bàn được khởi động từ đầu năm 2012. Sau 4 năm thực hiện (từ 12/4/2013), nguồn vốn tín dụng chính sách tại Tây Nguyên đã có bước chuyển mạnh mẽ cả về lượng và chất.
Thời gian qua, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phù Cát (Bình Định) luôn chú trọng công tác bình xét cho vay, kiểm tra giám sát và củng cố nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng; tạo điều kiện để các đối tượng xã hội, nhất là hộ nghèo và hộ cận nghèo tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế gia đình.
Chính thức đi vào hoạt động ngày 11/3/2003, trải qua 14 năm phát triển, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) luôn nỗ lực hoàn thành vai trò là một trong những công cụ đòn bẩy kinh tế của Nhà nước trong việc giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, cải thiện điều kiện sống và nâng cao thu nhập.
Những năm qua, nguồn vốn tín dụng chính sách của Chính phủ thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã giúp trên 3,5 triệu phụ nữ nghèo được tiếp cận trực tiếp nguồn vốn vay thuận lợi, giúp chị em phát huy được tính tự chủ trong việc phát triển kinh tế gia đình, góp phần đáng kể vào việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Trong những năm qua, bằng nhiều chương trình tín dụng ưu đãi như cho vay hộ nghèo, tín dụng học sinh sinh viên (HSSV), hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã trực tiếp đưa nguồn vốn tới tận tay người dân, thực hiện giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị tại vùng khó khăn.