Ngã Năm, thị xã cực Tây của tỉnh Sóc Trăng, xưa kia là vùng rừng rậm với những cây tràm và lau sậy, dân cư thưa thớt. Trước đây, cuộc sống của người dân gặp khá nhiều khó khăn, dù điều kiện tự nhiên thuận lợi nhưng do thiếu vốn nên nhiều tiềm năng về đất đai chưa được đánh thức. Từ khi NHCSXH triển khai các chương trình tín dụng chính sách, mọi chuyện đã thay đổi.
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm dịch vụ đối với người nghèo và các đối tượng chính sách là mục tiêu lâu dài được NHCSXH xác định, đồng thời cũng là chỉ đạo xuyên suốt của đồng chí Dương Quyết Thắng, Bí thư Đảng ủy NHCSXH Trung ương, Ủy viên HĐQT - Tổng giám đốc trong chuyến thị sát tại TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam vừa qua.
“Được vay tiền của NHCSXH, dân bản vui lắm! Ngày xưa nghèo khổ lắm, không có nhiều con trâu, con bò như thế này đâu. Bà con ơn Đảng, Bác Hồ, cảm ơn NHCSXH à…”, đó là chia sẻ của bà Nông Thị Ngân (dân tộc Tày) và nhiều đồng bào dân tộc thiểu số vùng núi Cao Bằng khi chúng tôi có dịp đến thăm mô hình phát triển kinh tế của họ.
Bên lề Hội nghị tổng kết 5 năm (giai đoạn 2011 - 2015) thực hiện tín dụng chính sách tại vùng Tây Bắc tổ chức ngày 21/9/2016, tại TP. Lào Cai (Lào Cai), chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Trương Xuân Cừ (ảnh), Phó trưởng Ban chỉ đạo Tây Bắc, về hiệu quả của tín dụng chính sách trong giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội trong khu vực.
Trước thực trạng xuất phát điểm là nền kinh tế chậm phát triển, tỷ lệ hộ nghèo khá cao, lãnh đạo huyện Tam Nông (Phú Thọ) đã tập trung tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ tầm quan trọng của công tác giảm nghèo, từ đó tích cực tham gia phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xây dựng mô hình trang trại, gia trại, khôi phục, mở mang làng nghề, tiểu thủ công nghiệp...
Huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) được thành lập cách đây 2 năm. Những ai trước đây đã từng đến, nay quay lại, không khỏi ngỡ ngàng trước sự thay đổi ở nơi này. Cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm,... được nâng cấp, mở rộng, phát triển; không khí vui tươi, phấn khởi hiện rõ trên từng nét mặt của người dân. PV Nguyễn Ngọc ghi lại sự đổi thay nơi đây bằng 1 số hình ảnh.
Những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Kiến Xương (Thái Bình) đã làm tốt công tác cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách, trở thành chỗ dựa đáng tin cậy của người dân, tiếp thêm sức mạnh xóa nghèo, ổn định dân sinh trên địa bàn.
Nhằm chuẩn bị tốt nhất cho Hội nghị Tây Bắc sắp diễn ra tại Hà Nội, chúng tôi theo chân cán bộ NHCSXH tỉnh Bắc Kạn về những vùng khó khăn nhất để minh chứng cho sức lan tỏa của đồng vốn chính sách. Qua chuyến đi này tôi mới thấu hiểu những khó khăn của người cán bộ tín dụng chính sách và sự tận tâm, tâm tình của các anh chị.
Những năm gần đây, do ảnh hưởng bởi các dự án xây dựng như: Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, cụm trung tâm xã… nên diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở TX Cam Đường, TP Lào Cai (Lào Cai) bị thu hẹp đáng kể. Mặc dù vậy, nhờ có hướng đi đúng trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi cùng sự hỗ trợ về nguồn vốn chính sách, nên đời sống kinh tế người dân Cam Đường đổi thay rõ nét.
Đằng sau phong cảnh nên thơ quyến rũ của các điểm du lịch, Sa Pa (Lào Cai) còn có một cuộc sống vẫn đong đầy vất vả của đồng bào các dân tộc nơi đây. Làm sao để cùng chính quyền địa phương giúp bà con thoát nghèo là câu hỏi mà mỗi cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Sa Pa đang nỗ lực tìm câu trả lời.