Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 25/2020/NĐ-CP trong đó quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu có hiệu lực từ ngày 20/04/2020.
Trước đây, Nghị định 30/2015/NĐ-CP đã tạo ra khung pháp lý nhằm tăng cường công khai, minh bạch trong quá trình đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án PPP và dự án đầu tư có sử dụng đất.
Có thể thấy được, việc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất đã góp phần tích cực thu hút vốn phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị, hình thành các khu đô thị mới, giảm áp lực cho ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, do chịu sự điều chỉnh của nhiều luật nên việc thực hiện Nghị định 30/2015/NĐ-CP còn nhiều vướng mắc khiến các địa phương gặp khó khăn, làm giảm sự hấp dẫn đối với nhà đầu tư, đặc biệt là các nội dung liên quan đến dự án đầu tư có sử dụng đất.
Chính vì vậy, Ngày 28/02/2020 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 25/2020/NĐ-CP để khắc phục những hạn chế, bất cập và chồng chéo trong quá trình thực hiện Nghị định 30/2015/NĐ-CP, đồng thời kế thừa những quy định đã được thực hiện ổn định và vẫn còn phù hợp của Nghị định 30/2015/NĐ-CP.
Cụ thể, Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án bao gồm: Dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) theo quy định của pháp luật về đầu tư PPP; dự án đầu tư có sử dụng đất để xây dựng nhà ở thương mại; công trình thương mại, dịch vụ; công trình đa năng, tổ hợp đa năng cho mục đích kinh doanh; dự án không thuộc quy định nêu trên nhưng phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật chuyên ngành, pháp luật về xã hội hóa.
Trường hợp dự án áp dụng loại hợp đồng BT, nhà đầu tư thuộc đối tượng ưu đãi được trừ đi một khoản giá trị bằng 5% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giảm giá (nếu có) vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giảm giá (nếu có) mà nhà đầu tư đó đề xuất để so sánh, xếp hạng.
Nghị định số 25/2020/NĐ-CP cũng quy định cụ thể các nội dung về xác định danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất; tiêu chuẩn, nguyên tắc xét duyệt trúng thầu; trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất, xác định tiền sử dụng đất, tiền thuê đất cho nhà đầu tư trúng thầu…
Đồng thời, Nghị định số 25/2020/NĐ-CP cũng đã tháo gỡ vướng mắc liên quan đến: việc giao đất cho nhà đầu tư trúng đấu thầu được triển khai ngay sau khi hoàn thành bồi thường, hỗ trợ tái định cư khu đất thực hiện dự án. Việc giao đất cho nhà đầu tư trúng thầu được thực hiện theo trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất quy định tại khoản 3 Điều 68 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, theo đó áp dụng tương tự thủ tục giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất.
Ngoài ra, việc bỏ bước sơ tuyển đối với dự án sử dụng đất cũng giúp giảm thời gian, trình tự thủ tục trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư cho dự án. Các chuyên gia cho rằng, những đổi mới tại Nghị định 25/2020/NĐ-CP sẽ giúp tháo gỡ phần lớn những vướng mắc liên quan đến việc đấu thầu dự án sử dụng đất, qua đó làm giảm bớt những áp lực kinh tế vốn đè nặng lên các doanh nghiệp trong thời kì khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid – 19 hiện nay.
Được biết, Nghị định số 25/2020/NĐ-CP (NĐ 25) thay thế Nghị định số 30/2015/NĐ-CP (NĐ 30) trước đây sẽ có hiệu lực kể từ ngày 20/4/2020.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.