Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 15 tháng 11 năm 2018 | 20:40

Nhiều khó khăn trong phát triển thị trường căn hộ bình dân

Sáng 15/11, tại Hà Nội diễn ra Hội thảo “Thị trường căn hộ bình dân: Cầu nhiều – cung ít, vì sao?". Các chuyên gia kinh tế hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản cùng đại diện các cơ quan quản lý cũng góp mặt trong sự kiện này.

Hội thảo hướng đến giải quyết các vấn đề như: Đánh giá thực trạng và tiềm năng, cơ hội và nhu cầu phát triển của phân khúc nhà ở bình dân Hà Nội nói riêng và các đô thị lớn nói chung; Nêu lên những vướng mắc trong cơ chế chính sách phát triển,... 

Đại diện Ban Tổ chức cho biết: Hội thảo là dịp để cùng chia sẻ kinh nghiệm, tạo ra những góc nhìn đa chiều, những kiến giải mới cho việc phát triển phân khúc nhà ở giá bình dân ở Việt Nam.

Mở đầu buổi hội thảo, Ông Lưu Quang Định – Tổng Biên tập Báo Nông thôn ngày nay cho hay: “Khách mua nhà đa phần là những người trẻ, gia đình một thế hệ sinh sống chứ không phải là đại gia đình từ 2-3 thế hệ như trước đây. Thành phần khách hàng đa số có công việc ổn định, thu nhập ở mức vừa phải và có nhu cầu sống trong những căn hộ diện tích nhỏ, tiện nghi với giá bán hợp lý”.

 

20181115_095628.jpg
Toàn cảnh Hội thảo

 

Tuy nhiên, trên thị trường, nhà đầu tư lại tập trung nhiều cho tầng lớp trung lưu với các sản phẩm cao cấp hoặc BĐS du lịch, nghỉ dưỡng… Chính sự lệch pha cung cầu này tạo ra khan hiếm nhà ở bình dân và khiến giá nhà bị đẩy lên cao hơn giá trị thực. So sánh với Hàn Quốc, giá nhà chỉ gấp 5-7 lần thu nhập của người dân thì tại Việt Nam, giá nhà vừa túi tiền đã cao gấp 22-25 lần so với thu nhập trung bình của xã hội.

PGS.TS Trần Kim Chung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết, hiện nay nhu cầu căn hộ bình dân rất bức thiết bởi sự phát triển của các giai đình trẻ, nhu cầu tách hộ của các gia đình lớn, di dân đô thị hóa, mong muốn có nhà ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh của người dân các địa phương cũng như các học sinh, sinh viên cả nước về đô thị.

Ông Chung đánh giá phân khúc này có nhu cầu lớn nhất, chiếm tới 60 - 70% tổng nhu cầu thị trường. Đồng thời, nguồn cung nhà giá rẻ (dưới 1 tỷ đồng/căn) rất khan hiếm.

Còn theo GS Đặng Hùng Võ, ông cho rằng cần tiếp tục xây dựng cơ chế đối với nhà ở bình dân hay nhà ở thương mại giá rẻ thay vì việc đi theo chính sách phát triển xã hội mang nhiều tính bao cấp như hiện nay.

Mặt khác, huy động từ nhiều nguồn lực khác như quỹ từ thiện từ các tỷ phú trong nước và nước ngoài, từ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, từ các tổ chức xã hội và kể cả từ các nguồn vốn ODA mang tính xã hội...

Về phía doanh nghiệp ông Đinh Quốc Thắng, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Mường Thanh, cho biết nhu cầu nhà ở xã hội và nhà ở thương mại ngày càng bức thiết do nước ta đang bước vào cơ cấu dân số vàng với 70% dân số trong độ tuổi lao động 15-19 tuổi.

Số liệu chính thức từ Bộ Xây dựng cho thấy, từ nay đến năm 2020, các khu vực đô thị cả nước có hơn 1,7 triệu người khó khăn về nhà ở, 1,7 triệu công nhân có nhu cầu ổn định chỗ ở, để đáp ứng nhu cầu nhà ở cần phải xây dựng gần 1 triệu căn hộ.

 

46246757_2217148648295715_4823575253563211776_n-1542254577-width710height960.jpg
Ông Đinh Quốc Thắng, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Mường Thanh

 

Ông Thắng khẳng định: Mường Thanh đã tạo dấu ấn trong thực hiện những dự án nhà ở thương mại giá rẻ, góp phần “hồi sinh” nhiều dự án bị “đắp chiếu” suốt nhiều năm. Khu đô thị Thanh Hà là 1 trong những ví dụ điển hình.

KĐT Thanh Hà đã vinh dự được Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng trao giải thưởng “Nhà ở xã hội tốt nhất”, nằm trong các hạng mục Giải thưởng Quốc gia Bất động sản Việt Nam 2018.

"Mặc dù bị gắn mác bất động sản giá rẻ, tuy nhiên khu đô thị Thanh Hà lại sở hữu rất nhiều tiện ích mà khách hàng có thể sử dụng. Ở đây có khu liên hợp thể thao rộng hơn 2 hécta bao gồm nhà thi đấu đa năng và bể bơi ngoài trời. Hệ thống kiot dưới chân tòa nhà được phân bổ hợp lý đem lại tự lợi trong việc mua sắm cho người dân", ông Thắng nhấn mạnh.

Để gỡ những nút thắng về vấn đề tài chính cho người mua nhà ông Thắng cho biết thêm “Tập đoàn Mường Thanh gỡ nút thắt này với những ưu đãi về tài chính cho khách hàng. Cụ thể, người dân chỉ cần bỏ ra số vốn ban đầu chưa đến 200 triệu đồng đã có thể sở hữu căn hộ, sau đó, khách hàng sẽ được ngân hàng hỗ trợ vay vốn đến 70% giá trị căn hộ".

Cụ thể, nếu muốn sở hữu căn hộ ở khu đô thị Thanh Hà thì người mua chỉ cần có khoản tích lũy ban đầu 20% cho phần đặt cọc và ký hợp đồng, còn 70% phải đóng từ sau thời điểm này sẽ được vay ngân hàng và ân hạn trả nợ gốc.

 

 

 

 

Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hướng đến phát triển bền vững

    Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hướng đến phát triển bền vững

    Tại Hội nghị Meet The Experts lần thứ 15 với chủ đề “Phát triển bền vững và yếu tố wellness” diễn ra mới đây, các đơn vị, nhân sự, chủ đầu tư đã cùng trau dồi kiến thức chuyên môn, cập nhật thông tin thị trường và xu hướng mới nhất trong ngành bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng vốn gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua.

  • Phân khúc văn phòng hạng A được ưa chuộng tại Việt Nam

    Phân khúc văn phòng hạng A được ưa chuộng tại Việt Nam

    Theo báo cáo của Savills, phân khúc văn phòng hạng A trên toàn cầu ghi nhận mức tăng. Tại Việt Nam, phân khúc này tiếp tục là phân khúc được ưa chuộng.

  • TP. Hồ Chí Minh vận dụng cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội

    TP. Hồ Chí Minh vận dụng cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội

    Thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh, lãnh đạo thành phố vừa giao Sở Xây dựng rà soát, hệ thống lại nhiệm vụ được giao, tham mưu UBND thành phố ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành và đơn vị có liên quan thực hiện các nội dung về đầu tư xây dựng nhà ở xã hội quy định tại khoản 3, Điều 6 của Nghị quyết.

Top