Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 18 tháng 5 năm 2018 | 12:16

Những bất cập trong thực hiện chính sách pháp luật về xây dựng

Hiệp hội bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có báo cáo về tình hình thực hiện chính sách pháp luật về xây dựng và quy hoạch - kiến trúc gửi Chính phủ cùng các Bộ, ngành liên quan. Trong đó, HoREA chỉ ra hàng loạt những khó khăn, hạn chế.

Hiệp hội bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có báo cáo về tình hình thực hiện chính sách pháp luật về xây dựng và quy hoạch - kiến trúc gửi Chính phủ cùng các Bộ, ngành liên quan. Trong đó, HoREA chỉ ra hàng loạt những khó khăn, hạn chế, bất cập trong quá trình triển khai Luật.
 
Luật Quy hoạch đô thị 2015: Lập quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 vẫn thiếu tính liên thông
 
Theo đó, trong Luật Quy hoạch đô thị 2015, khâu yếu và bất cập cần quan tâm trước hết là công tác lập quy hoạch chi tiết phân khu tỷ lệ 1/2000. Cụ thể, tại TP. Hồ Chí Minh hiện có đến 600 bản đồ quy hoạch chi tiết phân khu tỷ lệ 1/2000, nhưng thiếu tính liên thông, kết nối, đồng bộ vì bị chia cắt bởi ranh giới hành chính quận, huyện, phường, xã.
 
Cùng với đó, việc điều chỉnh quy hoạch chi tiết phân khu tỷ lệ 1/2000 trong quá trình thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 của các dự án kinh doanh, thường được cơ quan nhà nước chấp thuận một cách “khá dễ dãi” theo đề xuất của chủ đầu tư. Trong nhiều trường hợp dẫn tới không phù hợp, thậm chí phá vỡ quy hoạch chung, làm tăng tình trạng ùn tắc giao thông, quá tải hạ tầng đô thị. Minh chứng việc chấp thuận nhiều dự án chung cư, nhà cao tầng trong khu vực nội thành, thậm chí trong các con đường nhỏ, hẻm, hoặc có mật độ nhà cao tầng dày đặc trong một khu vực nhỏ như các tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Hữu Thọ, Phổ Quang.
 
Một hạn chế nữa của Luật Quy hoạch đô thị việc cấp “Giấy phép quy hoạch xây dựng” và cấp “Giấy phép quy hoạch” là không cần thiết, làm tăng thêm thủ tục hành chính cho doanh nghiệp. Nguyên nhân được cho do trong quá trình xem xét đề xuất dự án của chủ đầu tư thì cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm xem xét sự phù hợp của dự án với quy hoạch phát triển đô thị của địa phương.
hinh-1-20.jpg
Vấn đề thiếu cơ chế trong việc thực hiện Luật Nhà ở cũng được HoREA nêu ra trong báo cáo gửi Chính phủ cùng các bộ, ngành

Việc lập và điều chỉnh “Quy hoạch chung” TP. Hồ Chí Minh chưa dự báo được tình hình gia tăng quy mô dân số (dự báo đến 2020, quy mô dân số khoảng 10 triệu người, nhưng vào năm 2016 đã lên đến khoảng 13 triệu người. Trong đó, có khoảng 3 triệu người nhập cư), tình hình ùn tắc giao thông, ngập nước vừa do tình trạng tăng dân số, vừa do tình trạng thiếu hệ thống hạ tầng đô thị, sự biến đổi của khí hậu khiến thành phố chịu ảnh hưởng nặng nề.

Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh BĐS: Thiếu cơ chế để thực hiện nhanh
 
Trong báo cáo của HoREA cũng đề cập những hạn chế trong việc thực hiện nhanh, hiệu quả chính sách xây dựng lại chung cư cũ, hư hỏng kết hợp với chỉnh trang đô thị. Cụ thể, trong việc lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng lại chung cư cũ, hư hỏng. Việc xác định quy mô dân số dự án xây dựng lại chung cư cũ để tạo điều kiện cho chủ đầu tư thu hồi vốn và có lợi nhuận định mức 10% (theo Nghị định 101/2015/NĐ-CP).
 
Việc tái định cư cho chủ sở hữu căn hộ chung cư và cho chủ hộ khẩu ghép còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Theo đó, về giá bán phần diện tích chênh lệch của căn hộ tái định cư cho chủ sở hữu chung cư. Về giá bán căn hộ cho chủ hộ khẩu ghép. Về chính sách ưu đãi tín dụng cho chủ sở hữu căn hộ chung cư và chủ hộ khẩu ghép, để tạo điều kiện thực hiện tái định cư tại chỗ, có thể áp dụng tương tự đối tượng thụ hưởng nhà ở xã hội.
 
Đối với nhà ở xã hội, Luật Nhà ở 2014 đã có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2015, Chính phủ đã có Nghị định 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 về phát triển nhà ở xã hội, nhưng đến nay mới có điều kiện triển khai, sau khi Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 18/2018/QĐ-TTg ngày 02/04/2018 về cấp bù chênh lệch lãi suất cho vay nhà ở xã hội. Tuy nhiên, việc thực hiện vẫn còn gặp khó khăn trong nguồn tái cấp vốn từ ngân sách để Ngân hàng Chính sách xã hội và các ngân hàng thương mại có căn cứ triển khai thực hiện.
 
Bên cạnh đó, Luật Kinh doanh BĐS cũng chưa có cơ chế để quản lý chỉ số giá thị trường bất động sản (BĐS) theo thời gian thực (Real time). Cũng như cơ chế liên thông giữa các Bộ, ngành để xây dựng cơ sở dữ liệu (Big data) của thị trường BĐS./.
Lại Hùng
Ý kiến bạn đọc
  • Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hướng đến phát triển bền vững

    Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hướng đến phát triển bền vững

    Tại Hội nghị Meet The Experts lần thứ 15 với chủ đề “Phát triển bền vững và yếu tố wellness” diễn ra mới đây, các đơn vị, nhân sự, chủ đầu tư đã cùng trau dồi kiến thức chuyên môn, cập nhật thông tin thị trường và xu hướng mới nhất trong ngành bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng vốn gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua.

  • Phân khúc văn phòng hạng A được ưa chuộng tại Việt Nam

    Phân khúc văn phòng hạng A được ưa chuộng tại Việt Nam

    Theo báo cáo của Savills, phân khúc văn phòng hạng A trên toàn cầu ghi nhận mức tăng. Tại Việt Nam, phân khúc này tiếp tục là phân khúc được ưa chuộng.

  • TP. Hồ Chí Minh vận dụng cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội

    TP. Hồ Chí Minh vận dụng cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội

    Thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh, lãnh đạo thành phố vừa giao Sở Xây dựng rà soát, hệ thống lại nhiệm vụ được giao, tham mưu UBND thành phố ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành và đơn vị có liên quan thực hiện các nội dung về đầu tư xây dựng nhà ở xã hội quy định tại khoản 3, Điều 6 của Nghị quyết.

Top