Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 1 tháng 9 năm 2024  
Thứ ba, ngày 28 tháng 4 năm 2020 | 22:14

Những cơ sở kinh doanh nào ở Hà Nội được mở cửa trở lại?

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành chỉ thị 07, yêu cầu tiếp tục tục tạm dừng các hoạt động kinh doanh không thiết yếu, trừ cắt tóc.

Theo Chỉ thị 07 về việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới mà Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa ký ban hành, các sở ngành, quận huyện dần nới lỏng các biện pháp hạn chế, từng bước khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội trên cơ sở bảo đảm kiểm soát tốt dịch bệnh.
 
Người dân vẫn phải đeo khẩu trang khi ra ngoài, giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc, không tập trung đông người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện.
 
Tiếp tục dừng các lễ hội, nghi lễ tôn giáo, giải đấu thể thao, sự kiện có tập trung đông người tại nơi công cộng, sân vận động và các sự kiện lớn chưa cần thiết. Thực hiện việc hiếu, hỷ văn minh, hạn chế tối đa tập trung đông người và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, tránh lây lan dịch bệnh.
 
"Tiếp tục tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu như khu vui chơi, giải trí, cơ sở làm đẹp (trừ hiệu cắt tóc), karaoke, massage, quán bar, vũ trường, trò chơi điện tử, internet, nhà hát, rạp chiếu phim", chỉ thị nêu rõ.
 
Những cơ sở kinh doanh dịch vụ được hoạt động trở lại phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng chống dịch như trang bị phòng hộ cho nhân viên, đo thân nhiệt khách đến, bố trí đầy đủ phương tiện, vật tư để rửa tay, sát khuẩn tại cơ sở và bảo đảm giãn cách khi tiếp xúc.
chủ-tịch-ubnd-tp-nguyễn-đức-chung-phát-biểu-tại-phiên-họp.jpg
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung phát biểu tại phiên họp.
Đối với hoạt động kinh doanh ăn uống, cà phê giải khát, nơi có nguy cơ lây nhiễm trực tiếp, cần thực hiện giãn cách tối thiểu 2m giữa người với người hoặc giữ khoảng cách tối thiểu 1m và có tấm chắn giữa các vị trí ngồi; không sử dụng đồ chung, khuyến khích bán hàng mang về nhà.
 
Nhà máy, cơ sở sản xuất, công trường xây dựng tiếp tục hoạt động và phải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch cho công nhân, người lao động.
 
Các cửa hàng kinh doanh, dịch vụ, trung tâm thương mại, siêu thị tại các quận nội thành, thị trấn, khu đô thị mới ở Hà Nội (trừ các cửa hàng kinh doanh ăn uống, thuốc chữa bệnh, xăng dầu, kinh doanh các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hoa quả trong các chợ) chỉ được mở cửa sau 9h hàng ngày để hạn chế tiếp xúc, giảm mật độ giao thông tại các khu vực đô thị.
 
Lãnh đạo TP Hà Nội cũng chỉ đạo không tổ chức các cuộc họp, hội nghị đông người chưa cần thiết; không để đình trệ công việc, nhất là các công việc có thời hạn, thời hiệu theo quy định của pháp luật, các dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp. Khuyến khích họp trực tuyến và làm việc qua ứng dụng công nghệ thông tin.
 
Các sự kiện phục vụ mục đích chính trị xã hội cần phải đảm ngồi giãn cách, thực hiện giám sát về y tế, không tổ chức liên hoan, tiệc mừng...
 
 
 
 
P/V
Ý kiến bạn đọc
  • Lễ hội Sầu riêng Krông Pắc lần thứ II năm 2024: Tưng bừng vào hội

    Lễ hội Sầu riêng Krông Pắc lần thứ II năm 2024: Tưng bừng vào hội

    Tối 31/8, Lễ hội Sầu riêng Krông Pắc ( Đắk Lắk ) lần thứ II năm 2024, với chủ đề “Sầu riêng Krông Pắc: Phát triển và Hội nhập” đã chính thức khai mạc tại trung tâm thị trấn Phước An.

  • Đêm nhạc đặc sắc “Lào Cai sông núi hoà ca”

    Đêm nhạc đặc sắc “Lào Cai sông núi hoà ca”

    Nhân dịp kỷ niệm 79 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024), chào mừng ngày âm nhạc Việt Nam mùng (3/9) và hưởng ứng Festival Sông Hồng Lào Cai năm 2024, Hội Văn học - Nghệ thuật Lào Cai phối hợp với Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tại Lào Cai đã tổ chức Ðêm nhạc “Lào Cai sông núi hoà ca”.

  • Độc đáo nghi lễ cúng no đủ của người Ê Đê

    Độc đáo nghi lễ cúng no đủ của người Ê Đê

    Thông qua nghi lễ cúng no đủ, người Ê Đê không chỉ cầu mong cho mưa thuận, gió hòa, rẫy nương tươi tốt, mùa màng bội thu, mà còn khơi dậy niềm đam mê văn hóa truyền thống cho các thế hệ trẻ.

Top