"Thời gian Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, hộ kinh doanh ăn uống chúng tôi như “ngồi trên đống lửa”, biết bao nhiêu chi phí phải trả. Nếu không được bán hàng chẳng mấy chốc chúng tôi phải đóng cửa", chia sẻ của một người chủ cửa hàng ăn.
Cả nhà tham gia bán hàng, phục vụ thực khách
Phố Ngọc Lâm (Long Biên, Hà Nội) mấy chục năm về trước được người dân ở đây gọi là con “phố chết”, bởi cả con phố dài khoảng hơn 1km này chỉ có khoảng chục hộ kinh doanh, lại chủ yếu nằm giữa phố nơi có cửa hàng mậu dịch quốc doanh. Mùa hè thì không nói làm gì, chứ mùa đông đến chỉ khoảng 18h là con phố này vắng tanh vắng ngắt, nếu phải hôm trời mưa phùn, gió bấc thì còn thê lương hơn. Cả phố nhà cửa đều đóng im ỉm, chỉ có mấy ngọn đèn công cộng hắt ánh sáng vàng vọt xuống lề đường, không đủ để soi rõ mặt người.
Nhưng khoảng gần 20 năm trở lại đây, sau khi Đất nước mở cửa cho phép các thành phần kinh tế được phát triển, con phố này trở nên sôi động. Ngân hàng đến thuê để mở trụ sở giao dịch, cửa hàng may đo thời trang, công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân và đặc biệt là các cửa hàng kinh doanh ăn uống mọc ra như nấm. Bây giờ người ta không gọi Ngọc Lâm là “phố chết” nữa mà con phố này được thay một cái tên mới nghe nó “phồn thực” hơn đó là phố ẩm thực.
Nhà của anh Nguyễn Văn Thắng chủ quán cháo gà “Thắng Xoăn” ở đây từ những năm 1940 hay 1950 gì đó, khoảng vào những năm 1990 gia đình anh mở cửa hàng bán cháo gà, bán buổi tối từ 17h đến 21h đêm là đóng cửa. Đến bây giờ cửa hàng cháo gà của gia đình anh còn bán thêm phở gà vào buổi sáng. Cả nhà của anh từ anh cả, chị dâu và các cháu đều trông vào cửa hàng cháo gà này để sinh sống, mỗi người làm một việc từ trông xe, bê cháo... đều do mọi người trong gia đình làm cả. “Rất may không phải đi thuê cửa hàng nên cả gia đình làm, chỉ lấy công làm lãi để nuôi anh chị em và các cháu ăn học”, anh Thắng nói.
Vậy mà khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, cửa hàng thường xuyên phải dừng việc bán hàng để thực hiện cách ly, hay chỉ bán cho khách hàng mang về. Do đó, lượng thực khách đến đây giảm đến 80%.
“Chưa bao giờ chúng tôi phải đóng cửa dài ngày đến thế, hơn 50 ngày không được bán hàng, cả nhà chúng tôi như ngồi trên đống lửa, cuộc sống của chúng tôi trông chờ vào cửa hàng cháo này, nhưng biết làm sao khi dịch bệnh nguy hiểm đến tính mạng con người như thế”, anh Thắng buồn rầu nói.
Tiền thuê nhà, chi trả cho nhân viên đã phải lấy từ nguồn tích lũy
Không may mắn như gia đình anh Nguyễn Văn Thắng có cửa hàng không phải đi thuê, gia đình anh Nguyễn Văn Khôi lại phải đi thuê cửa hàng để kinh doanh Mỳ vằn thắn. Đã bán được hơn chục năm nay, nhưng chưa bao giờ quán Mỳ vằn thắn của anh lại phải đóng cửa lâu như thế này.
Anh Khôi chia sẻ, quán mỳ này là của mẹ tôi để lại, trước đây mẹ tôi thuê địa chỉ này để bán nhưng bây giờ có tuổi, công việc lại vất vả nên tôi về đây tiếp quản việc kinh doanh. Mỗi tháng, chi phí tiền thuê nhà, tiền điện, nước, tiền chi trả cho nhân viên, tiền mua nguyên liệu để bán hàng, số tiền lãi chỉ đu chi trả cho cuộc sống của gia đình tôi và để một chút tích lũy phòng khi đau ốm.
“Hà Nội thực hiện giãn cách, việc kinh doanh ngừng trệ, mọi chi phí vẫn phải trả, nhân viên họ làm với mình bao nhiêu năm nay không lẽ lại bỏ rơi họ. Hầu hết họ cũng có hoàn cảnh khó khăn, nhà lại ở xa nên mình cũng phải hỗ trợ, tiền tích lũy đã phải sử dụng để chi trả các khoản rồi", anh Khôi nói.
Bán vịt quay ngay cạnh cửa hàng của anh Khôi, anh Đào Trọng Tiến cũng có những tâm tư, mọi công việc chế biến, phục vụ thực khách đều đến tay của hai vợ chồng anh cả, là vất vả từ lúc “vươn thở đến tiếng thơ” anh hay nói vậy, nhưng cũng không thể đủ ăn cho một gia đình 5 người, trong đó gia đình anh có một cháu mắc bệnh tử kỷ.
“Không có mặt bằng, gia đình tôi cũng phải đi thuê nhà nên thu từ việc bán vịt quay cũng chỉ đủ trang trải cho cuộc sống, hai năm gần đây do ảnh hưởng của dịch bệnh, nên cuộc sống khó khăn lại càng khó khăn hơn”, anh Tiến nói.
Mong nới lỏng giãn cách để còn làm ăn
Anh Thắng cho biết, vừa qua Thành phố có chỉ đạo chia thành 3 vùng để thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, địa bàn chúng tôi đang sinh sống thuộc vùng 2. Vùng này sẽ thực hiện Chỉ thị 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời UBND quận Long Biên cũng đã có kê hoạch phân vùng để thực hiện phòng chống dịch bệnh rồi.
“Phố Ngọc Lâm chúng tôi thuộc vùng cam, việc kinh doanh cửa hàng ăn uống tại vùng này chỉ được phép bán hàng để mang về, không được cho thực khách ăn uống tại chỗ. Thế cũng được, còn hơn phải đóng cửa hàng”, anh Thắng nói.
Cũng giống như anh Thắng, anh Khôi và anh Tiến cũng bày tỏ niềm mong muốn của mình, mong sao dập được dịch bệnh, thành phố nới lỏng giãn cách xã hội để những người kinh doanh dịch vụ ăn uống như các anh được mở cửa bán hàng trở lại.
Anh Khôi nói: “Toàn bộ nhân viên và chúng tôi mấy ngày vừa qua đã được chính quyền tổ chức xét nghiệm và tiêm phòng mũi 1 thế là yên tâm một phần. Mặc dù được phép mở cửa bán hàng, nhưng chúng tôi cũng thực hiện rất nghiêm chỉnh quy tắc 5K của Bộ Y tế quy định. Chúng tôi mong Thành phố nới lỏng giãn cách để bán hàng, năm hết Tết đến rồi”.
Nỗi lòng không chỉ của riêng các anh, những người lấy mặt phố kinh doanh để mưu sinh cuộc sống, các anh mới chỉ là một thành phần rất nhỏ trong cả xã hội này, khi đang phải chịu ảnh hưởng khốc liệt của dịch bệnh Covid-19. Người đứng đầu Chính phủ đã nêu rõ, các biện pháp giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách tại một số địa phương đang gây nhiều khó khăn về đời sống vật chất, tinh thần đối với nhân dân. Nhân dân đang mong chờ từng ngày để dịch bệnh qua đi và để thực hiện được điều đó, chúng ta phải đẩy lùi và chiến thắng dịch bệnh bằng tổng hòa các giải pháp hiệu quả; chúng ta không để dịch bệnh lây lan, thích nghi an toàn với dịch bệnh, giảm tỷ lệ tử vong bằng vắc xin và thuốc, như nhiều nước trên thế giới đang thực hiện.
“Cần chuyển đổi chiến lược thích ứng với tình hình. Chúng ta không thể sử dụng biện pháp phong tỏa mãi được vì khó khăn cho nhân dân và nền kinh tế là rất lớn. Việc ứng dụng khoa học y khoa trong phòng chống dịch là chìa khóa cốt lõi của thành công, để chiến thắng dịch bệnh”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Tại cuộc họp ngày 13/9, Thường trực Thành ủy Hà Nội đã họp, đánh giá về công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn Thành phố. Sau khi nghe Ban Cán sự đảng UBND Thành phố báo cáo về kết quả thực hiện công tác phòng chống dịch, đặc biệt là chiến dịch xét nghiệm và tiêm chủng thần tốc trong những ngày vừa qua, Thường trực Thành ủy đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng của các cấp, các ngành, đặc biệt là lực lượng tuyến đầu, trong đó có gần 8.000 cán bộ y tế của 12 tỉnh, thành phố về hỗ trợ cho Thành phố.
Trên cơ sở kết quả đã đạt được, Thường trực Thành ủy giao Ban Cán sự đảng UBND Thành phố xem xét, đánh giá tổng thể, quyết định phương án nới lỏng một số hoạt động dịch vụ trong các khu vực trên cơ sở bảo đảm chặt chẽ phương án phòng, chống dịch sau ngày 15/9 và 21/9.
Chương trình từ thiện: Cùng em đến trường hỗ trợ học sinh nghèo “Viết tiếp ước mơ” giai đoạn 2025 - 2028 sẽ hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh nghèo tại các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giãn, hoãn nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế.
Mới đây, tại các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Đắk Nông đã tổ chức trao giải và cấp giấy chứng nhận cho các khách hàng tiêu biểu đạt tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do công ty phát động.
Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.
Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1422/QĐ-TTg ngày 19/11/2024 về việc ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (cập nhật).