Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 1 tháng 12 năm 2017 | 10:3

Nông dân Nghệ An chống rét cho trâu, bò bằng phương pháp ủ chua thức ăn

Anh Sơn (Nghệ An) là một trong những địa phương có tổng số lượng đàn trâu bò tương đối lớn với 37.793 con. Để bảo vệ những “đầu cơ nghiệp” trong mùa đông này ngoài các phương pháp truyền thống như gia cố chuồng trại, che chắn kín đáo và chủ động nguồn thức ăn cho vật nuôi thì ở Anh Sơn còn có thêm một cách làm mới đó là mô hình chế biến thức ăn cho trâu bò bằng phương pháp ủ chua.

Anh Cao Xuân Thế thôn Hội Lâm xã Cẩm Sơn, cho biết: "Gia đình tôi nuôi 15 con trâu bò, những năm trước thường tận dụng các loại như rơm rạ, thân cây ngô, ngọn mía để làm thức ăn cho trâu bò. Tuy nhiên với cách làm thông thường này các loại thức ăn nói trên sẽ không giữ được lâu, lại kém chất dinh dưỡng. Năm nay, tôi áp dụng phương pháp ủ chua thức ăn thấy hiệu quả vượt trội. Với cách làm này có thể dự trữ thức ăn cho trâu, bò ăn trong khoảng thời gian dài từ 2-3 tháng, giúp cho gia đình giảm được công chăn thả và giải quyết được vấn đề khan hiếm nguồn thức ăn trong những ngày mưa rét".

Với tỷ lệ 100kg cỏ hoặc thân cây màu trộn với 5kg cám ngô hoặc gạo, 0,5kg muối hạt, 1kg đường mật sau đó được ủ kín trong bể trong khoảng thời gan 1 tuần.

Còn anh Nguyễn Văn Hùng thôn 2 xã Cẩm Sơn chia sẻ: Phương pháp ủ chua tạo được nguồn thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao, bò của gia đình tăng trọng nhanh hơn nuôi bình thường 30%, trong khi chi phí rẻ, mỗi lần ủ chua chỉ mất khoảng 80 - 100 nghìn đồng.

Thức ăn sau khi ủ xong sẽ có màu vàng, có mùi thơm, hơi chua nên rất hấp dẫn trâu bò.

 Anh Nguyễn Quang Phùng cán bộ Trạm Khuyến nông huyện Anh Sơn, cho biết: Ngoài việc tận dụng các loại phụ phẩm nông nghiệp góp phần làm sạch môi trường thì chăn nuôi trâu bò theo phương pháp ủ chua còn có những ưu điểm khác như: dự trữ được thức ăn trong thời gian dài; thức ăn ủ chua lên men sẽ giúp cho vật nuôi tiêu hóa tốt, kích thích trâu bò hay ăn chóng lớn, tăng sức đề kháng để chống đổ ngã trong thời tiết giá rét. Theo đó để thực hiện phương pháp này người dân cần chuẩn bị các loại vật liệu như: cỏ, rơm, thân cây ngô, cây sắn… được cho vào máy băm nhỏ, khoảng 5 - 7cm, phơi 1 ngày rồi ủ chua, với tỷ lệ 100kg cỏ hoặc thân cây màu trộn với 5kg cám ngô hoặc gạo, 0,5kg muối hạt, 1kg đường mật. Thời gian ủ 1 tuần là có thể cho trâu, bò ăn được, bảo quản trong vòng 6 tháng. Mỗi ngày, một con trâu, bò trưởng thành sử dụng 10 - 15kg thức ăn ủ kết hợp với ăn cỏ, hoặc 15 - 20 kg/ngày nếu nuôi nhốt hoàn toàn.

Trâu bò ăn thức ăn lên men bằng phương pháp ủ chua sẽ tiêu hóa tốt, hay ăn chóng lớn, tăng sức đề kháng chống đổ ngã trong thời tiết giá rét.

Để khuyến khích người dân chăn nuôi theo hướng hàng hóa từ năm 2016 đến nay, huyện Anh Sơn đã có cơ chế hỗ trợ 50% chi phí mua máy cắt, men ủ chua thức ăn cho các hộ chăn nuôi từ 5 con trâu bò trở lên. Hiện nay không chỉ người dân ở Hùng Sơn, Cẩm Sơn mà ở các xã khác như Tường Sơn, Tào Sơn, Thạch Sơn… hàng trăm hộ dân cũng tích cực áp dụng phương pháp ủ chua này. Hiệu quả từ mô hình đã và đang góp phần vào chủ trương phát triển chăn nuôi hàng hóa trên địa bàn toàn huyện. 

Huyền Trang

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top