Việc lấn chiếm không chỉ khiến dòng chảy bị thay đổi, giao thông đường thủy mất an toàn, gia tăng nguy cơ sạt lở, đe dọa tính mạng và tài sản người dân.
Theo Sở Tài nguyên - Môi trường TP. Hồ Chí Minh, qua thống kê chưa đầy đủ, toàn thành phố hiện có hơn 350 điểm, đoạn sông rạch bị lấn chiếm, san lấp trái phép. Trên thực tế, số đoạn, điểm sông rạch bị lấn chiếm có thể cao hơn nhiều do việc xử lý, khắc phục vi phạm của các quận huyện, đơn vị chức năng còn chậm, trong khi vi phạm ngày càng phát sinh nhiều. Địa bàn có sông - kênh - rạch bị lấn chiếm, san lấp trái phép nhiều nhất ở các quận 2, 9, 12, Gò Vấp, Thủ Đức, huyện Bình Chánh, Nhà Bè và đặc biệt nhiều tại quận Bình Thạnh. Cũng theo phản ánh của người dân, các đối tượng vi phạm không chỉ có người dân mà có cả doanh nghiệp và diện tích san lấp lên đến hàng trăm, thậm chí hàng ngàn mét vuông. Đơn cử như một gara ô tô của Công ty TNHH - DV cơ khí Định Quốc…
Trước đó, theo Sở NN-PTNT TP. Hồ Chí Minh nhìn nhận, để sông rạch bị lấn chiếm, san lấp trái phép ngày càng nhiều, trách nhiệm trước hết thuộc về chính quyền địa phương. Rõ nhất là công tác theo dõi, giám sát của cơ quan chính quyền, nhất là cấp phường xã trong việc phát hiện, xử lý hành vi lấn chiếm, san lấp sông rạch trái phép gần như bị bỏ ngỏ. “Có nơi, cả con rạch dài hàng trăm mét bị san lấp, vi phạm kéo dài từ tháng này sang tháng khác nhưng không thấy chính quyền, ngành chức năng xử lý. Ở đây có 2 lý do. Một là công tác quản lý địa bàn, lĩnh vực bị buông lỏng; thứ hai, không loại trừ có sự tiếp tay, làm lơ của cán bộ địa phương”.
Để làm rõ những phản ánh của người dân, nhóm phóng viên đã liên hệ để làm việc với lãnh đạo của UBND phường 13, quận Bình Thạnh, cũng như ngành chức năng của thành phố về tình trạng lấn chiếm, xây dựng trái phép ven, trên kênh rạch. Trách nhiệm của chính quyền địa phương, cũng như làm rõ có hay không việc “làm ngơ, bảo kê” cho vi phạm đang diễn ra hết sức phức tạp trên địa bàn phường. Tuy nhiên, lãnh đạo phường 13 viện lý do bận họp để sắp xếp một buổi làm việc khác.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.