Tôi mong muốn và hy vọng các thế hệ làm báo tiếp bước cha anh, phát huy truyền thống, gắn kết với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để tạo dựng, đưa nền báo chí cách mạng Việt Nam thành nền báo chí hiện đại, cách mạng nhưng vẫn đầy bản sắc dân tộc.
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn tặng lẵng hoa chúc mừng Khoa Báo chí Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Ảnh: Thái Anh
Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn chia sẻ nhận định trên tại Lễ kỷ niệm 55 năm thành lập Khoa Báo chí - Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Ôn lại lịch sử hình thành và phát triển của Khoa Báo chí, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đánh giá cao việc Học viện Báo chí và Tuyên truyền có tiền thân là Trường Tuyên huấn Trung ương đã đào tạo lớp lớp đội ngũ báo chí gồm các nhà báo bậc thầy và những người làm báo trong tương lai.
Được biết, Khoa Báo chí được thành lập ngày 16/1/1962 cùng với sự ra đời của Trường Đại học Tuyên giáo, tiền thân của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Trải qua 55 năm, các thế hệ thày – trò Khoa Báo chí cùng với toàn thể Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã cung cấp cho hệ thống chính trị hơn 13.000 cán bộ báo chí – truyền thông.
Tuy nhiên, người đứng đầu Bộ Thông tin và Truyền thông cũng lưu ý: “Trong bối cảnh hiện nay, đội ngũ nhà báo được cấp thẻ là 18.600 người, nhưng xét ở khía cạnh khác, dân số Việt Nam có 92 triệu người thì 48 triệu người làm báo, đấy là 48 triệu người dùng mạng xã hội Facebook.
Gần như người nào dùng Facebook cũng đều trở thành người làm báo. Mỗi tài khoản Facebook là 1 “tòa soạn”, và mỗi người dùng Facebook đều trở thành 1 nhà báo công dân, họ tự do bình luận, tự do viết, tự do nói ở “tòa soạn” của mình. Báo chí chính thống phải làm thế nào định hướng đúng, định hướng được đối với 48 triệu người làm báo như vậy, đây là điều hết sức khó”.
Cũng theo Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, báo chí trong thời đại mới gắn rất chặt với truyền thông số, nhất là trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, nếu tụt hậu, không tiến kịp thì báo chí sẽ đi sau mạng xã hội, nguy cơ tụt hậu với mạng xã hội là hiện hữu đối với báo chí.
“Lâu nay chỉ nói báo giấy sẽ dần dần chết đi, thay vào đó là báo hình, báo nói, báo điện tử. Nhưng rồi cả báo hình, báo nói, báo điện tử rồi cũng sẽ bị mạng xã hội tấn công. Hiện đã có 4G, nhưng khi 5G xuất hiện, mọi sự sẽ còn thay đổi lớn lao. Liệu người ta có xem báo, nghe đài như hiện nay không. Đây là vấn đề những người làm quản lý nhà nước về báo chí đang đặt ra...
Tôi mong muốn và hy vọng các thế hệ làm báo tiếp bước cha anh, phát huy truyền thống, gắn kết với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để tạo dựng, đưa nền báo chí cách mạng Việt Nam thành nền báo chí hiện đại, cách mạng nhưng vẫn đầy bản sắc dân tộc”, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nhấn mạnh.
Bình Minh/Infonet
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.