Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 23 tháng 12 năm 2017 | 10:50

Phát triển Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn thành khu du lịch đặc biệt

Đó là mục tiêu mà quy hoạch phát triển du lịch Khu du lịch quốc gia Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Khu du lịch quốc gia Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Phấn đấu đến năm 2025, phát triển Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn thành một khu du lịch đặc biệt, đại diện cho tỉnh Hà Giang với cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại. Đến năm 2030, đáp ứng các tiêu chí và được công nhận là Khu du lịch quốc gia.

Mục tiêu đến năm 2020 đón 800 nghìn lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 130 nghìn lượt. Đến năm 2025 đón 950 nghìn lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 250 nghìn lượt. Phấn đấu đến năm 2030 đón 1,1 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt trên 380 nghìn lượt; tổng thu từ khách du lịch (theo giá hiện hành) năm 2020 đạt khoảng 1.300 tỷ đồng, đến năm 2025 đạt khoảng 2.800 tỷ đồng và phấn đấu đến năm 2030 đạt khoảng 5.000 tỷ đồng.

Trong đó, về phát triển thị trường khách du lịch, với khách du lịch nội địa, tập trung khai thác thị trường khách từ thủ đô Hà Nội, các đô thị trong vùng đồng bằng sông Hồng, như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, các tỉnh trong vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, như: Phú Thọ, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên; từng bước mở rộng các thị trường lớn ở miền Trung, miền Nam như Đà Nẵng, thành phố Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh... Chú trọng khách du lịch tham quan di sản địa chất, sinh thái, giáo dục địa chất, du lịch văn hóa, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, đô thị và sự kiện, vui chơi giải trí.

Với khách du lịch quốc tế, ưu tiên phát triển thị trường khách có khả năng chi tiêu cao: Tây Âu (Pháp, Đức, Anh…), Bắc Mỹ (Mỹ, Canada), Nhật Bản, Hàn Quốc; mở rộng thị trường đến từ các nước ASEAN (Lào, Bắc Thái Lan, Campuchia), Đài Loan, Trung Quốc và các nước Đông Âu. Chú trọng khách du lịch nghiên cứu, tìm hiểu, trải nghiệm, khám phá cảnh quan, giá trị Công viên địa chất toàn cầu, sinh thái nông nghiệp đặc thù và thể thao mạo hiểm.

Về phát triển sản phẩm du lịch, sản phẩm du lịch chủ đạo gồm: Du lịch địa chất; du lịch cộng đồng; du lịch thiên nhiên; đề xuất một số sản phẩm du lịch đặc thù: Một ngày của Pao; Chợ tình Khâu Vai; Một ngày với vua mèo tại khu di tích kiến trúc nghệ thuật nhà Vương; Một ngày làm nương rẫy với người Mông ở Mèo Vạc; Phố đi bộ và lễ hội phố cổ Đồng Văn; Du lịch thể thao mạo hiểm khinh khí cầu, dù lượn; Du lịch khám phá sông Miện.

Hình thành 5 phân khu du lịch chính: 1- Phân khu du lịch công viên văn hóa Thanh niên xung phong (thôn Xéo Sả Lủng, xã Pải Lủng, huyện Mèo Vạc): Phát triển trên cơ sở lấy tượng đài Thanh niên xung phong làm trung tâm và mở rộng các chức năng thành khu công viên văn hóa, tâm linh; 2- Phân khu du lịch thể thao mạo hiểm Mã Pì Lèng (thuộc hẻm vực Tu Sản): Phát triển du lịch thể thao mạo hiểm; 3- Phân khu du lịch lòng hồ thủy điện Thái An (thuộc xã Thái An, huyện Quản Bạ): Phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng hồ, thể thao, vui chơi giải trí mặt nước; 4- Phân khu du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe Quản Bạ (thuộc xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ): Phát triển du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe và khai thác các tiềm năng về dược liệu; 5- Phân khu du lịch sinh thái Nặm Đăm (thuộc xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ): Phát triển du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, du lịch sinh thái.

Ưu tiên phát triển cơ sở lưu trú tại các trung tâm du lịch Đồng Văn

Quy hoạch cũng nêu rõ định hướng phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. Cụ thể, về cơ sở lưu trú, ưu tiên phát triển cơ sở lưu trú tại các trung tâm du lịch Đồng Văn (khống chế tầng cao tại khu vực bảo tồn), Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ; Khối nhà nghỉ dưỡng tại thị trấn Tam Sơn, thị trấn Yên Minh, các phân khu: Chăm sóc sức khỏe Quản Bạ, sinh thái Nặm Đăm, lòng hồ thủy điện Thái An; phát triển loại hình cơ sở lưu trú tại nhà dân (Homestay) tại các trung tâm du lịch Đồng Văn, Yên Minh, Mèo Vạc và các điểm du lịch cộng đồng.

Tập trung phát triển khu vui chơi giải trí đêm cao cấp tại các thị trấn Tam Sơn, Yên Minh; Chợ đêm, phố du lịch đêm tại các thị trấn Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc; Công viên chuyên đề, thể dục thể thao tại thị trấn Yên Minh; Khu thể thao gắn với sông nước trên hồ thủy điện Thái An; Khu thể thao mạo hiểm tại Mã Pì Lèng.

Xây dựng các tổ hợp dịch vụ tại các điểm dừng chân; các cơ sở thương mại dịch vụ tại các trung tâm du lịch; các khu dịch vụ bán hàng lưu niệm đạt chuẩn tại các phân khu, điểm du lịch. Phát triển các cơ sở dịch vụ ẩm thực theo mô hình nhà hàng, chợ văn hóa, du lịch phát triển tại khu vực trung tâm đón tiếp.

P.V
 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Lễ hội Hoa Phượng Đỏ, niềm tự hào của người dân Hải Phòng

    Lễ hội Hoa Phượng Đỏ, niềm tự hào của người dân Hải Phòng

    Lễ hội Hoa Phượng Đỏ là sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội, là lễ hội truyền thống đặc trưng, niềm tự hào của người dân Hải Phòng được tổ chức thường niên vào tháng 5 gắn với kỷ niệm Ngày giải phóng Hải Phòng.

  • Hội Sách Hải Phòng 2024: Nơi gặp gỡ giữa những người yêu sách

    Hội Sách Hải Phòng 2024: Nơi gặp gỡ giữa những người yêu sách

    Hội Sách Hải Phòng 2024 với hơn 20 gian hàng và khoảng 12.000 đầu sách, nhiều thể loại sách phong phú, đa dạng được giới thiệu đến nhân dân thành phố Cảng.

  • Khai hội Du lịch Cửa Lò năm 2024

    Khai hội Du lịch Cửa Lò năm 2024

    Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh (thị xã Cửa Lò), UBND tỉnh Nghệ An, UBND thị xã Cửa Lò tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch Cửa Lò 2024 gắn với sự kiện công bố, đón nhận quyết định công nhận Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia - Lễ hội Đền Yên Lương (phường Nghi Thủy).

Top