Sẽ có Khu bảo tồn hệ sinh thái nông nghiệp hơn 1.500ha tại Mộc Châu (Sơn La) nhằm bảo tồn và phát huy giá trị hệ sinh thái nông nghiệp đặc trưng của Mộc Châu, phát triển vùng nguyên liệu gắn với phát triển du lịch sinh thái.
UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành Quyết định số 2031/QĐ-UBND để phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu Khu bảo tồn hệ sinh thái đặc trưng huyện Mộc Châu, quy mô 1.572ha, dân số dự kiến khoảng 14.000 người.
Theo quyết định này, khu vực lập quy hoạch nằm phía Đông Nam huyện Mộc Châu (thuộc địa giới hành chính thị trkấn Nông Trường), phía Đông giáp ranh giới quy hoạch Khu trung tâm du lịch trọng điểm, khu du lịch quốc gia Mộc Châu; phía Tây giáp ranh giới với quy hoạch các khu chức năng thuộc Quy hoạch chung đô thị Mộc Châu; phía Nam giáp dãy núi cao thuộc bản Pá Phách, huyện Mộc Châu; phía Bắc giáp khu núi cao.
Quy mô nghiên cứu quy hoạch khoảng 2.000ha; quy mô lập quy hoạch khoảng 1.572ha. Quy mô dân số khoảng 14.000 người.
Về quy hoạch sử dụng đất, gồm: quy hoạch khu đất ở sẽ cải tạo chỉnh trang các khu ở trong khu vực quy hoạch kết hợp với loại hình dịch vụ homestay; quy hoạch các công trình công cộng gồm: trung tâm tổ chức sự kiện, bảo tàng Trà, chợ văn hoá Tây Bắc…
Đồng thời, dự án sẽ xây dựng quảng trường sinh thái gắn với không gian xanh, quy mô khoảng 1,2 ha trên đường QL6; khu vực biểu tượng trung tâm chè Mộc Châu tại khu vực ngã 4 Tiền Tiến - Vườn Đào (đường QL6 giao với đường Lò Văn Giá), khu vực đồi hoa giáp với Trung tâm thương mại dịch vụ sữa Mộc Châu và một số vườn hoa, khu vực cây xanh nhỏ.
Về tính chất, đây là khu du lịch nông trại cửa ngõ của Mộc Châu với kiến trúc cảnh quan và công nghệ thân thiện với môi trường, sinh thái, hình thành điểm du lịch nông trại trải nghiệm hấp dẫn; là khu công nghiệp sản xuất, chế biến gắn với phát triển du lịch và dịch vụ.
Trước đó, ngày 03/5/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 588/QĐ-TTg về phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La đến năm 2030.
Theo đó, Khu du lịch quốc gia Mộc Châu có tổng diện tích tự nhiên 206.150ha, nằm trên địa bàn 2 huyện Mộc Châu và Vân Hồ, với định hướng phát triển thành trung tâm du lịch trọng điểm gồm 3 khu: Trung tâm nghỉ dưỡng Mộc Châu; Trung tâm du lịch sinh thái Mộc Châu; Trung tâm vui chơi giải trí Mộc Châu.
Mục tiêu đến năm 2020, Khu du lịch quốc gia Mộc Châu đón trên 1,2 triệu lượt khách, đến năm 2030 đón khoảng 3 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt khoảng 50.000 lượt; phấn đấu tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 1.500 tỷ đồng vào năm 2020 và khoảng 6.000 tỷ đồng vào năm 2030.
Mộc Châu đã được quy hoạch trở thành khu vực động lực phát triển du lịch của tỉnh Sơn La và của vùng du lịch Trung du miền núi Bắc Bộ với hệ thống sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo, có thương hiệu và sức cạnh tranh cao gắn với cảnh quan tự nhiên và bản sắc văn hóa các dân tộc.
Khu Du lịch quốc gia Mộc Châu hình thành 3 trung tâm du lịch trọng điểm gồm: Trung tâm nghỉ dưỡng Mộc Châu, trung tâm du lịch sinh thái Mộc Châu và trung tâm vui chơi giải trí Mộc Châu; hình thành các bản du lịch cộng đồng bao gồm: Bản Áng (xã Đông Sang, huyện Mộc Châu), bản Vặt (xã Mường Sang, huyện Mộc Châu), bản Tà Phình (xã Tân Lập, huyện Mộc Châu), bản Mường Khoa (xã Chiềng Khoa, huyện Vân Hồ)…
Cùng với đó là thu hút đầu tư phát triển các khu, điểm du lịch quan trọng như: khu du lịch rừng thông Bản Áng; khu du lịch thác Dải Yếm; trung tâm thương mại cửa khẩu Lóng Sập; khu du lịch Ngũ động Bản Ôn; khu du lịch sinh thái rừng Pó Cốp; khu du lịch sinh thái rừng đặc dụng Xuân Nha…
Hình thành tuyến du lịch liên quốc gia Mộc Châu - Lào qua cửa khẩu Lóng Sập và kết nối mở rộng sang các nước ASEAN như: Thái Lan, Myanma…; Phát triển các tuyến du lịch nội vùng từ thị trấn Mộc Châu tới các điểm tham quan, điểm di tích văn hóa - lịch sử trong Khu Du lịch quốc gia Mộc Châu...
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.