Trao đổi với phóng viên Kinh tế nông thôn, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) Phạm Tuấn Long cho biết, thành phố đã cho phép phố đi bộ Hồ Gươm được hoạt động trở lại từ ngày 18/3 tới đây.
Để thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc mở cửa lại ngành du lịch từ ngày 15/3, TP. Hà Nội đã ban hành kế hoạch phục hồi du lịch theo từng giai đoạn.
Bà Đặng Hương Giang, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội, cho biết: Về phát triển sản phẩm mới, trong năm 2022, Sở Du lịch sẽ phối hợp với các doanh nghiệp lữ hành uy tín tập trung nâng cấp, phát triển sản phẩm du lịch tại 4 tuyến chính từ Trung tâm thành phố đến Làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm), Hương Sơn (Mỹ Đức), Thạch Thất, Quốc Oai và Sơn Tây, Ba Vì. Sở Du lịch cũng sẽ vận động các doanh nghiệp tích cực tham gia, quảng bá hình ảnh thông qua các sự kiện du lịch do Sở phối hợp và chủ trì như: Chương trình Get on Hà Nội 2022, Lễ hội quà tặng du lịch Hà Nội, Lễ hội trình diễn kinh khí cầu, Lễ hội kích cầu du lịch… Đặc biệt, Đại hội Thể thao Đông Nam Á SEA Ggames 31 cũng là cơ hội rất tốt để các doanh nghiệp có thể quảng bá các sản phẩm du lịch đối với khách quốc tế.
Cùng với đó, Sở Du lịch Hà Nội sẽ phối hợp với Trường Cao Đẳng Du lịch Hà Nội xây dựng và triển khai các lớp đào tạo bồi dưỡng nhân lực Du lịch, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao. Qua đó, giúp phục hồi và xây dựng đội ngũ lao động ngành Du lịch.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.