Liên quan đến Dự án Khu đô thị mới Tây Hồ Tây thu hồi đất không đúng quy định, Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình vừa yêu cầu UBND TP.Hà Nội kiểm tra, làm rõ thông tin người dân phản.
Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu UBND TP.Hà Nội kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của bà Nguyễn Thị Hoa và các hộ dân liên quan đến việc thu hồi đất để thực hiện Dự án Khu đô thị mới Tây Hồ Tây theo đúng quy định của pháp luật, trả lời các công dân và báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trong tháng 4/2019.
Dự án Khu đô thị mới Tây Hồ Tây (tên thương mại Starlake) do Công ty TNHH Phát triển THT làm chủ đầu tư. Theo quảng cáo, dự án có diện tích rộng 186.3ha, nằm trên địa giới hành chính phường Xuân La, quận Tây Hồ; phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy; 2 phường Xuân Tảo và Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm.
Tổng kiểm tra dự án xây dựng “băm nát” các đồi tại Nha Trang
Thường trực Tỉnh ủy Khánh Hòa đã có chỉ đạo tổng rà soát các dự án để điều chỉnh, cho dừng dự án mất an toàn.
Theo ông Lê Xuân Thân, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Khánh Hòa, trình tự xử lý vi phạm đó là đối với các vi phạm thông thường, còn vi phạm trong trường hợp nguy cấp, có thể gây tai nạn, làm chết người, pháp luật đã có quy định phải buộc tháo dỡ, cưỡng chế khắc phục ngay.
Nói là vậy, nhưng thực tế đến thời điểm này, nhiều công trình sai phạm tại Nha Trang chưa được xử lý, khắc phục và nhiều chủ đầu tư còn dây dưa, kéo dài thời gian khiến dư luận càng bức xúc hơn. Dù đến nay, bản thân giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa đã công khai rút kinh nghiệm, hứa xử lý sai phạm nhưng điều đó vẫn chưa được cụ thể bằng các việc làm rõ.
Ngày 16/1, trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Tấn Tuân, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Khánh Hòa, cho biết, thời gian qua, dư luận đặc biệt quan tâm đến các dự án trên đồi có nguy cơ gây thiệt hại cho người dân, nhất là sau các tai nạn gây chết nhiều người hồi cuối năm ngoái.
Thường trực Tỉnh ủy Khánh Hòa đã có nhiều chỉ đạo, yêu cầu giám sát kỹ. Sau khi có chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, đến nay, UBND tỉnh cũng đã có văn bản chỉ đạo các sở, ngành, TP. Nha Trang phối hợp rà soát lại toàn bộ các dự án trên đồi núi đã cấp phép.
“Các dự án sau khi kiểm tra, rà soát, dù mới cấp phép hay đã triển khai, nếu có nguy cơ mất an toàn, ảnh hưởng đến dân cũng sẽ buộc dừng ngay. Tất nhiên các dự án này sẽ được xem xét kỹ để đảm bảo lợi ích các bên. Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh đã nghiêm túc rút kinh nghiệm, nhưng chừng đó chưa đủ. Phải nghiêm túc khắc phục sai phạm và quan trọng nhất là không để các dự án gây tai nạn cho dân. HĐND tỉnh sẽ liên tục giám sát các vấn đề ngành xây dựng đã hứa”, ông Nguyễn Tấn Tuân nhấn mạnh.
Kiểm toán Nhà nước yêu cầu truy trách nhiệm tổng thầu
Kiểm toán Nhà nước vừa có Thông báo số 869/TB - KTNN thông báo kết quả kiểm toán hoạt động xây dựng và việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư Dự án Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông.
Đây là công trình đường sắt đô thị được triển khai theo hình thức EPC, sử dụng vốn vay ODA Trung Quốc, do Cục Đường sắt Việt Nam, sau đó là Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) làm chủ đầu tư; Ban Quản lý dự án đường sắt là đại diện chủ đầu tư; tổng thầu là Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc.
Sai sót đầu tiên được Kiểm toán Nhà nước chỉ ra tại Dự án Đường sắt Cát Linh - Hà Đông liên quan đến công tác lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư.
Theo đó, Kiểm toán cho rằng, Bộ GTVT tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt điều chỉnh Dự án, điều chỉnh tổng mức đầu tư từ 8.769,97 tỷ đồng lên 18.001,59 tỷ đồng (tăng 9.231,62 tỷ đồng, tương đương 205,27%) tại Quyết định số 513/QĐ - BGTVT ngày 23/2/2016 khi chưa báo cáo Thủ tướng Chính phủ để xem xét và chỉ đạo xin chủ trương của Quốc hội về việc điều chỉnh là thực hiện chưa đúng quy định tại Điều 10, Nghị quyết số 49/2010/QH12 ngày 19/6/2010 của Quốc hội và Điều 7, Điều 106 của Luật Đầu tư công.
Theo quy định tại Luật Đầu tư công 2014, dự án sử dụng vốn đầu tư công từ 10.000 tỷ đồng trở lên thuộc dự án trọng điểm quốc gia, phải trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư và Thủ tướng Chính phủ ra quyết định đầu tư. Bên cạnh đó, khi kéo dài thời gian thực hiện dự án từ một năm trở lên, Chính phủ phải báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định.
Tại Dự án Đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Kiểm toán Nhà nước cho rằng, khi phân tích tính kinh tế của Dự án, chủ đầu tư không xem xét đến chi phí vận hành chiếm tỷ trọng lớn trong giai đoạn khai thác dẫn đến kết luận Dự án hiệu quả về mặt kinh tế là thiếu chính xác (tỷ suất nội hoàn - IRR bằng 12,35%; giá trị hiện tại ròng - NPV bằng 12%; tỷ số lợi ích chi phí - B/C bằng 1,039).
Phương án tài chính công trình ngay từ khi lập Dự án đã cho thấy khả năng phải bù lỗ là rất lớn nhưng các bên có liên quan lại chưa đề xuất phương án khai thác hiệu quả. Điều này chắc chắn sẽ dồn gánh nặng cho đơn vị tiếp nhận Dự án và đơn vị khai thác.
Liên quan đến công tác thương thảo, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng, Kiểm toán Nhà nước cho rằng, việc Bộ GTVT phê duyệt dự toán tại Quyết định số 2542/QĐ - BGTVT ngày 11/11/2016 và ký kết phụ lục hợp đồng EPC phần thiết bị với giá trị 178,7 triệu USD, cao hơn 8,36 triệu USD (tương đương 186,7 tỷ đồng) so với giá ký hợp đồng theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ chiết giảm tối thiểu 5% dự toán thiết bị là 170,16 triệu USD, nhưng không báo cáo Thủ tướng là chưa đúng với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 1232/TTg - KTN ngày 18/7/2016.
Theo hợp đồng EPC, thời gian hoàn thành, chạy thử và bàn giao công trình không quá 48 tháng (kể từ năm 2010) và được điều chỉnh đến ngày 30/9/2017. Tuy nhiên, đến thời điểm Kiểm toán Nhà nước vào cuộc (tháng 11/2018), Dự án vẫn chưa hoàn thành và bàn giao cho chủ đầu tư, chậm gần 4 năm. Kiểm toán Nhà nước khẳng định chủ đầu tư chưa làm rõ trách nhiệm của tổng thầu về những thiệt hại do việc chậm tiến độ gây ra để xử lý theo quy định.
Được biết, trong lần đề nghị điều chỉnh tiến độ hồi tháng 6/2018, Bộ GTVT đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét chấp thuận điều chỉnh giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông vào khai thác sử dụng trong năm 2021 với 2 đường găng tiến độ được căn chỉnh lại là: hoàn thành toàn bộ công xác xây dựng các nhà ga, đường ray, lắp đặt thiết bị trong tháng 8/2019; bắt đầu vận hành chạy thử không tải từ tháng 9/2018. Dự kiến, thời gian vận hành thử là từ 3 - 6 tháng, tùy thuộc vào kết quả chạy thử để tiến hành đưa Dự án vào khai thác thương mại.
“Ban Quản lý dự án đường sắt phải làm rõ trách nhiệm của Tổng thầu và các bên liên quan đối với những thiệt hại về tiến độ để xử lý theo quy định của hợp đồng EPC đã ký”, Thông báo số 869 do Phó tổng kiểm toán Nhà nước Đoàn Xuân Tiên ký nêu rõ.
Mặc dù là công trình yêu cầu sự khắt khe về tính thẩm mỹ, chính xác nhưng nhiều hạng mục thi công khá xộc xệch. Qua thị sát hiện trường, Kiểm toán Nhà nước phát hiện một số hạng mục công việc hoàn thiện chưa đảm bảo chất lượng như gạch lát cầu thang lên xuống ga Đông có một số viên bị nứt, vỡ chưa được thay thế; mạch vữa lát gạch nền ga Cát Linh chưa đồng đều gây mất thẩm mỹ.
“Bộ GTVT phải tăng cường kiểm tra, giám sát của chủ đầu tư, tư vấn đối với công tác hoàn thiện của tổng thầu nhằm đảm bảo tiến độ, chất lượng, mỹ thuật cho công trình khi hoàn thành đưa vào sử dụng”, Kiểm toán Nhà nước yêu cầu.
Cũng tại Thông báo số 869, Kiểm toán Nhà nước yêu cầu Bộ GTVT tổ chức kiểm điểm tập thể, cá nhân và tổ chức cá nhân phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư Dự án lên 18.001,6 tỷ đồng khi chưa báo cáo Thủ tướng Chính phủ để xem xét và chỉ đạo xin chủ trương của Quốc hội về điều chỉnh Dự án đầu tư; chưa thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 1232/TTg - KTN ngày 18/7/2016 về giá trọn gói mua sắm thiết bị giảm tối thiểu 5% so với dự toán phần thiết bị… Kết quả thực hiện các kiến nghị này phải được gửi về Kiểm toán Nhà nước trước ngày 30/9/2019.
Kiểm toán Nhà nước yêu cầu chủ đầu tư Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông phải xử lý về tài chính 874,5 tỷ đồng, trong đó thu hồi nộp ngân sách nhà nước 91 tỷ đồng; xử lý khác 1.781,899 tỷ đồng.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.