KTNT - Cán bộ tông xe rồi bỏ chạy, người bị nạn chật vật với cuộc sống thường ngày. Đó là câu chuyện được nghe phản ánh trong chuyến công tác gần đây, khiến tôi tò mò muốn tiếp cận hoàn cảnh gia đình người bị nạn và muốn nói cái gì đấy cho quyền lợi của người dân một cách chính đáng và cũng có thể là để dư luận đánh giá, nhận xét về cách hành xử của người trong cuộc.
Được thành lập từ năm 2002, nhưng trong quan niệm của nhiều người, Cha Lo mới chỉ là cửa khẩu phụ bởi cơ sở hạ tầng, giao thương hàng hóa còn khiêm tốn. Đến năm 2008, tỉnh Quảng Bình tập trung vực dậy một cửa khẩu mang tầm vóc chiến lược dựa trên cơ sở tuyến Quốc lộ 12 xuyên Á được mở, đi qua các tỉnh vùng Đông Bắc Thái Lan, Myanmar, Lào về cảng Hòn La, cảng Vũng Áng... Đây thực sự là định hướng đột phá, đúng đắn, chẳng thế mà năm 2016, du khách trong và ngoài nước đến với Cha Lo tăng đột biến, bình quân mỗi ngày có trên 500 lượt đầu xe tải nặng chở hàng hóa qua lại, kim ngạch xuất - nhập khẩu đạt xấp xỉ 2 tỷ USD.
Ngay sau khi tàu Madox bị đánh đuổi khỏi vùng biển vịnh Bắc Bộ trong ngày 2/8/1964, thì đêm mùng 4/8/1964, chính quyền tổng thống Mỹ Johnson đã dựng lên màn kịch “Sự kiện vịnh Bắc Bộ” lấy cớ để mở chiến dịch “trả đũa” mang tên “Mũi tên xuyên” vào ngày 5/8/1964, mở màn cuộc leo thang đánh phá miền Bắc bằng không quân và hải quân. Đáp trả lại cuộc cuộc tập kích bằng đường không đó, quân và dân miền Bắc đã anh dũng chiến đấu, kiên quyết bảo vệ vững chắc vùng biển, vùng trời thiêng liêng của Tổ quốc.
Là thương binh hạng 3/4, bệnh binh nhiễm chất độc da cam/dioxin nhưng 36 năm qua, ông Hoàng Ngọc Bàng, thôn Bắc, xã Kim Nỗ (Đông Anh - TP.Hà Nội) vẫn tự nguyện nhận công việc quản trang, chăm chút, hương khói cho phần mộ các anh hùng liệt sỹ tại nghĩa trang địa phương. Tận tụy với công việc, không quản nắng mưa, ông cần mẫn dọn dẹp, chăm sóc nơi yên nghỉ của những người lính.
Tonlé Sap (Biển Hồ) là nơi sinh sống của rất đông người Việt tại Campuchia. Nghề nghiệp chính của họ đánh bắt cá trên hồ. Từ đời này qua đời khác, họ không thể dễ dàng lên bờ hay về nước bởi không có đất, không giấy tờ hợp pháp, điều này đồng nghĩa với việc những đứa trẻ sinh ra không được khai sinh, không thể đến trường một cách đàng hoàng, đầy đủ. Nghèo đói, ô nhiễm, bệnh tật… là thực tế đáng buồn hiện hữu trong cuộc sống hàng ngày của họ.