Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 16 tháng 2 năm 2022 | 17:28

Phụ huynh mong muốn nhà trường tổ chức cho học sinh bán trú

Ngày 15/2, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng ký ban hành Công văn số 432/UBND-KGVX về việc cho học sinh các khối lớp 1 - 6 thuộc 12 quận trở lại trường học và chỉ tổ chức dạy học trực tiếp 1 buổi/ngày, không tổ chức bán trú.

Rất nhiều phụ huynh có con, em trong độ tuổi này đã có những ý kiến về việc học sinh đi học trực tiếp chỉ có 1 buổi/ngày sẽ gây khó khăn và bất lợi cho việc đưa đón, nhiều phụ huynh mong muốn nhà trường tổ chức bán trú cho các con khi học sinh đi học trở lại.

 

chc2826-jpg-4629-1644929755.jpg
Học sinh từ lớp 1đến lớp 6 sẽ học trực tiếp từ ngày 21/2 tới đây (ảnh Phạm Chiểu).
Lo không đón được con
 
Theo Tờ trình số 327/TTr-SGDĐT, Sở GD&ĐT đề xuất: Từ ngày 21/2/2022, học sinh các khối lớp 1 - 6 thuộc 12 quận đi học trực tiếp. Trẻ mầm non tiếp tục nghỉ tại nhà.
 
Về nguyên tắc thực hiện, các quận chỉ tổ chức dạy học trực tiếp tại địa bàn có mức độ dịch ở cấp độ 1, 2. Các địa bàn có mức độ dịch ở cấp độ 3, 4 tổ chức dạy học theo hình thức trực tuyến.
 
Học sinh cư trú tại địa bàn có mức độ dịch ở cấp độ 3, 4 học trực tuyến. Nhà trường có trách nhiệm phân công giáo viên giảng dạy cho các em.
 
Chị Nguyễn Thị Liên nhà ở Gia Thụy (Long Biên) cho biết, nhà có  2 con nhỏ, trong đó có 1 cháu ở đang học lớp 2. Qua theo dõi thông tin tôi được biết Hà Nội cho các cháu từ lớp 1 đến lớp 6 đi học trực tiếp trở lại vào ngày 21/2 tới đây, không chỉ có tôi mà rất nhiều phụ huynh khác đều rất vui mừng vì sau nhiều tháng các con phải học trực tuyến, nay đã được được học trực tiếp ở trường, nhưng nếu chỉ đi học có 1 buổi/ngày thì thực sự là rất khó khăn cho phụ huynh.
 
“Vợ chồng tôi đều làm cho doanh nghiệp nên thời gian rất eo hẹp, nghỉ trưa rất ít, thậm chí bận xuyên trưa. Nếu các con chỉ học có 1 buổi/ngày thì việc đón con sau buổi học là rất khó khăn cho gia đình tôi vì chỗ làm của cả 2 vợ chồng rất xa với trường và nhà ở”, chị Liên nói.
 
Vì thế tôi chỉ mong muốn khi thành phố đã cho các con đi học trở lại rồi thì cũng nên tính đến việc cho các con bán trú tại trường, vừa thuận lợi cho các bậc phụ huynh, đồng thời, có thêm thời gian để củng cố kiến thức cho các con sau một thời gian dài học trực tuyến ở nhà, chị Liên chia sẻ. 
 
Cũng giống như gia đình chị Liên, anh Nguyễn Anh Tuấn và vợ đều cùng làm trong một cơ quan nhà nước, phải làm việc theo giờ hành chính, mỗi sáng anh, chị phải ra khỏi nhà trước 7h l, chỉ từ cơ quan về nhà sớm nhất cũng là 18h chiều, nhà có 2 con nhỏ đang ở tuổi đi học tiểu học.
 
Anh Tuấn chia sẻ, tôi biết được thông tin thành phố cho phép học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 đi học trở lại, nhưng lại chỉ có học 1 buổi/ngày. Chúng tôi nghĩ cho đi học thế này là rất khó khăn, vất vả cho phụ huynh, vì không biết đón con như thế nào.
 
“Theo tôi, thành phố nên cho các nhà trường được tổ chức bán trú tại trường để thuận tiện cho phụ huynh chúng tôi”, anh Tuấn nói.
 
Cũng có ý kiến của phụ huynh khác cho rằng, nếu trẻ đi học nửa buổi, nửa buổi còn lại gia đình đón con về cũng gây áp lực cho phụ huynh trong việc đưa đón. Tuy nhiên, lý do này có thể khắc phục được.
 
Cần mạnh dạn cho trẻ đến trường học cả ngày
 
PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam nói: “Thời điểm này Hà Nội nên mạnh dạn quyết định cho trẻ học trực tiếp cả ngày tại trường để tránh làm xáo trộn lịch làm việc của cha mẹ”.
 
62922c5b83196a473308.jpg
PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam.

 

Lý do mà PGS.TS Trần Đắc Phu đưa ra là các nhà trường hiện nay đã làm rất tốt công tác khử khuẩn, làm vệ sinh nhà trường, bảo đảm an toàn cho các con khi quay trở lại để học trực tiếp. Hơn nữa, các nhà trường cũng đã có kế hoạch dạy học bảo đảm tăng cường các biện pháp cách ly, không để lây nhiễm giữa các lớp học.
 
Hiện nay, việc lây nhiễm trong cộng đồng là không thể tránh khỏi, kể cả học sinh ở nhà cũng vẫn bị nhiễm như thường, vì trong dịp Tết vừa qua, nhiều gia đình đưa con nhỏ về quê, đi thăm người thân, nếu không quản lý chặt thì việc lây nhiễm giữa các thành viên trong nhà hoàn toàn có thể xảy ra. Nhiều gia đình chính cha mẹ, ông bà cũng là người bị nhiễm Covid-19 ngoài cộng đồng, khi phát hiện mình là F0 không có triệu chứng đã phải tự cách ly điều trị tại nhà, điều này không thể không tránh khỏi việc lây nhiễm cho các thành viên trong gia đình, trong đó có cả các cháu.
 
“Ngay cả khi ở nhà thì trẻ vẫn có nguy cơ lây nhiễm cao hơn đi học. Trong khi đó, nếu đi học, không may mắc Covid-19, trẻ có thể nghỉ để học trực tuyến. Hơn nữa, nhà trường cũng sẽ đảm bảo công tác phòng chống dịch cho các cháu", ông Phu nhấn mạnh.
 
Theo các nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho đến nay trẻ em và vị thành niên rất ít bị ảnh hưởng bởi Covid-19 và hầu hết các trường hợp mắc thuộc độ tuổi này đều có các triệu chứng nhẹ.
 
Để bảo đảm an toàn cho trẻ từ 5-11 tuổi, vừa qua Chính phủ đã đồng ý mua 21,9 triệu liều vắc-xin Covid-19 của Pfizer cho trẻ 5 đến dưới 12 tuổi. Chính phủ giao Bộ Y tế chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc mua, triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 của Pfizer cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, bảo đảm khoa học, an toàn, hiệu quả.
 
Chuẩn bị đầy đủ thiết bị để kết hợp dạy trực tiếp và trực tuyến
 
Ngay sau khi thành phố có văn bản đồng ý cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 đi học trở lại, nhiều nhà trường đã thực hiện công tác dọn vệ sinh, khử khuẩn các phòng học, chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị để dạy học vừa trực tiếp, vừa trực tuyến.
 
Cô giáo Nguyễn Thị Bích Huyền, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ngọc Lâm (Long Biên) cho biết, mấy ngày qua, ngoài các giáo viên dạy trực tuyến, còn lại toàn bộ giáo viên nhà trường đã có mặt để tham gia công tác dọn vệ sinh, khử khuẩn, chuẩn bị cơ sở vật chất để đón các con quay trở lại trường học trực tiếp.
 
Tuy nhiên, theo cô Huyền, bên cạnh nhiều phụ huynh mong muốn cho con em mình đến trường, còn một bộ phận nhỏ e ngại, lo lắng mà chưa muốn cho con đi học, hoặc các con cũng đã nhiễm Covid-19 từ cha, mẹ. Để bảo đảm cho việc học tập của các con không bị gián đoạn, nhà trường đã lắp camera ở tất cả các phòng học để giáo viên vừa dạy trực tiếp và trực tuyến cho các con.
 
“Nhà trường đã thông báo về việc dạy học trực tiếp kết hợp trực tuyến cho phụ huynh có con không đến trường tham gia học trực tiếp, để phụ huynh bố trí thời gian theo dõi, giám sát và quản lý con em mình, bảo đảm quyền lợi học tập cho các con", cô Huyền nói.
 
Quyết định của thành phố Hà Nội cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 đi học trở lại là một quyết định được rất nhiều phụ huynh và giáo viên mong chờ, bởi lẽ trong điều kiện tình hình dịch bệnh chúng ta đã kiểm soát được nhờ đã tiêm vắc xin cho người dân, thời điểm này cũng hoàn toàn hợp lý khi trẻ em quay trở lại trường học trực tiếp.
 
Tuy nhiên, việc thực hiện nghiêm chỉnh các quy định 5K của Bộ Y tế trong phòng chống dịch bệnh Covid-19 vẫn cần được thực hiện nghiêm túc, để bảo đảm cho trẻ đến trường được an toàn.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Ngọc Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top