Huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang) không chỉ là “miếng ngon” của các nhà đầu tư bất động sản (BĐS) trong nước mà còn là vùng đất được giới đầu tư nước ngoài “nhòm ngó”. Tuy nhiên, không phải cơn sốt nào cũng mang lại lợi nhuận, chắc chắn có nhiều rủi ro tiềm ẩn mà không phải ai cũng lường trước được.
Kỳ 1: Tâm điểm
Thời điểm này, lượng người đổ về “săn” đất Phú Quốc gia tăng đột biến. Điều đáng nói, họ đều mang tâm lý mong muốn mua những diện tích đất lớn để “sang tay” kiếm lời hoặc cho thuê lại chứ không phải đầu tư nghiêm túc, lâu dài. Điều này khiến nhà đất Phú Quốc thật sự là tâm điểm của cơn sốt BĐS phía Nam.
Sốt nhà đất
Đất ở Phú Quốc đang sốt ảo?
Theo Ban quản lý đầu tư phát triển đảo Phú Quốc, 6 tháng đầu năm 2015, địa phương đã chấp thuận chủ trương đầu tư 5 dự án với diện tích 41,19ha; thu hồi chủ trương đầu tư 4 dự án, với diện tích 274,14ha. Tổng số dự án còn hiệu lực trên địa bàn huyện đến nay là 203 dự án, với diện tích 7.914ha; cấp mới 24 giấy chứng nhận đầu tư (trong đó có 1 dự án FDI) với tổng diện tích 461,15ha, tổng số vốn hơn 8.226 tỷ đồng và điều chỉnh 23 giấy chứng nhận đầu tư (có 4 dự án FDI, hiện nay trên địa bàn huyện Phú Quốc có 21 dự án FDI).
Toàn huyện hiện có 154 dự án với tổng diện tích 5.627ha, vốn đầu tư 160.988 tỷ đồng. Trong đó có 22 dự án đã đi vào hoạt động với diện tích 1.286ha, vốn đầu tư 25.811 tỷ đồng, 14 dự án đang triển khai xây dựng với diện tích 733ha, vốn đầu tư 11.383 tỷ đồng (kể cả Sân bay Quốc tế Phú Quốc 905ha, vốn đầu tư 3.076 tỷ đồng); các dự án còn lại đang hoàn thiện các thủ tục đầu tư.
Anh Hồ Xuân Thái, một hướng dẫn viên du lịch, cho biết: “Phú Quốc giờ đây ngập tràn các loại xe hơi đời mới, biển số ở nhiều địa phương khác nhau. Họ đến đây nườm nượp, có khi đi theo từng nhóm để liên kết cùng mua khu đất rộng nhiều công hay sào (1.000m2). Vào những ngày cuối tuần, không khó để phát hiện những tay “săn” đất ở huyện đảo này”.
Trong vai người cần mua đất đến từ TP. Hồ Chí Minh, chúng tôi được anh Nguyễn Đăng Tình, một “cò” đất dẫn đi tham quan một số địa điểm có đất bán tại khu Bãi Sao. Anh Tình cho hay, do vị trí này chuẩn bị được quy hoạch các khu du lịch có cả dự án casino nên cơn sốt đất chưa có điểm dừng. Giá đất tại Bãi Sao được chào bán từ 2-3,5 tỷ đồng/công, vị trí gần bãi biển có giá khoảng 10-15 tỷ đồng/công.
Ngoài những tay “săn” đất tư nhân, nhiều “ông lớn” là doanh nghiệp BĐS cũng “ồ ạt” tiến về Phú Quốc, khiến cho khu vực này sôi động hơn bao giờ hết. Theo ghi nhận của Báo Kinh tế nông thôn, Tập đoàn Vingroup đang tăng tốc đầu tư giai đoạn 2 của Vinpearl Resort nằm trong khu Vinpearl Land nhằm đáp ứng lượng du khách ngày càng tăng.
Tập đoàn M.I.K cũng vừa công bố 2 dự án khu du lịch nghỉ dưỡng lớn tại Dương Đông và dự kiến đi vào hoạt động trong giai đoạn 2016 - 2017.
Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp - TNHH MTV Becamex IDC đang nghiên cứu, lập quy hoạch toàn bộ khu vực từ đồng Cây Sao đến Khu đô thị khoa học với tổng diện tích khoảng 4.000ha, để đầu tư phát triển khu dân cư, đô thị, công nghiệp sạch ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao, du lịch, thương mại và hồ cung cấp nước sạch.
Ngoài ra, hàng loạt dự án khác cũng vừa được khởi công xây dựng. Đó là khách sạn 5 sao Crowne Plaza Phú Quốc được đầu tư bởi Tập đoàn BIM Group với 400 phòng khách sạn hạng sang; khách sạn 4 sao Novotel Phu Quoc Resort do Tập đoàn CEO đầu tư với 406 phòng hạng sang và 40 bungalow; khu phức hợp Sunset Sanato Premium do Công ty Chín Chín Núi đầu tư. Tập đoàn LDG vừa khởi công đại dự án Grand World, dự kiến 2 tháng tới sẽ khánh thành và đưa vào hoạt động hạng mục Khu Giải trí của dự án này tại Bãi Dài.
Những nỗi lo...
Từ đầu năm đến nay, nhiều tập đoàn BĐS lớn trong và ngoài nước đã mang dự án đầu tư tại Phú Quốc quảng bá, chào mời các nhà đầu tư thứ cấp tại nhiều thành phố lớn trong cả nước, nhưng hiệu quả thu về không cao như kỳ vọng.
Chẳng hạn, mới đây, một doanh nghiệp đã đưa một lượng lớn nhà đầu tư từ các địa phương trong cả nước và ngay tại Phú Quốc đến tham quan vị trí sẽ xây dựng khu phức hợp nghỉ dưỡng 5 sao trong 2 năm tới. Mục tiêu của cuộc gặp gỡ nhằm thông tin về tiến độ xây dựng và huy động vốn cho một hạng mục đầu tư đầu tiên của đại dự án này. Tuy nhiên, chỉ có vài ba tiểu thương đăng ký thuê ki-ốt buôn bán hàng ăn sau này là chính. Nhiều nhà đầu tư khác tỏ ra khá dè dặt khi “rót” vốn vào đây.
“Trong số hơn 200 dự án BĐS đăng ký đầu tư mà chỉ có vài chục dự án được khởi công thì có thể nói là tiềm năng ở đây vẫn còn bỏ ngỏ. Trong khi tất cả các dự án đã đăng ký còn lại trong thời gian qua, phần lớn trong đó là các dự án đầu tư nước ngoài vẫn chỉ nằm trên giấy. Có khả năng các nhà đầu tư này đăng ký xin chủ trương giữ đất trước, nắm tình hình rồi mới triển khai các bước tiếp theo”, đại diện một doanh nghiệp BĐS cho biết.
Ông Nguyễn Cao Cường, Phó tổng giám đốc LDG Group, cho biết, một trong những nguyên nhân làm chậm tiến độ triển khai đầu tư dự án là ở đây quá thiếu nhân công và phương tiện chuyên chở vật liệu xây dựng từ đất liền. Trong đó, có thể nói chi phí để chuyển vật liệu xây dựng chiếm quá lớn trong tổng mức đầu tư toàn dự án, từ đó làm “đội” vốn đầu tư lên. Các nhà đầu tư khó tính toán được mức phí này do doanh nghiệp vận tải luôn tìm cách tăng giá.
Điều này khiến cho “chỉ một số rất ít nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh hoặc huy động được nguồn vốn tốt thì mới đầu tư nhanh dự án, còn lại vẫn nằm im. Vấn đề tồn tại lớn nhất của các nhà đầu tư là công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện quá chậm”, ông Thân Thành Vũ, Phó chủ tịch Hiệp hội BĐS Du lịch, nhận định.
Theo Ban quản lý Đầu tư phát triển đảo Phú Quốc, tiến độ triển khai nhiều dự án du lịch trên đảo còn chậm trễ, nhiều dự án phải thu hồi chủ trương đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư do chủ đầu tư không đủ năng lực. Ngoài ra, nguồn lao động tại chỗ thiếu trầm trọng, phải tuyển từ nhiều địa phương khác đưa đến đây.
“Để giữ chân được người lao động, chúng tôi đầu tư cả một khu ký túc xá khép kín lo chỗ ăn nghỉ cho họ. Chi phí cho các khoản đầu tư này là không nhỏ”, ông Thân Thành Vũ cho biết.
Lý giải thêm về việc Phú Quốc đang bỏ lỡ cơ hội “thiên thời địa lợi nhân hòa”, Phó chủ tịch Hiệp hội BĐS Du lịch cho rằng, chính sách phát triển đã có nhưng cách thức thực thi thiếu đồng bộ. Chính sách ưu đãi đầu tư cũng không ổn định, thiếu nhất quán luôn làm cho các nhà đầu tư hoang mang.
“Trong số hơn 200 dự án BĐS đăng ký đầu tư mà chỉ có vài chục dự án được khởi công thì có thể nói là tiềm năng ở đây vẫn còn bỏ ngỏ. Trong khi tất cả các dự án đã đăng ký còn lại trong thời gian qua, phần lớn trong đó là các dự án đầu tư nước ngoài vẫn chỉ nằm trên giấy. Có khả năng các nhà đầu tư này đăng ký xin chủ trương giữ đất trước, nắm tình hình rồi triển khai các bước tiếp theo”, đại diện một doanh nghiệp BĐS cho biết. |
Minh Tuấn - Thái An
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.