Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 11 tháng 9 năm 2020 | 7:3

Phú Yên: Báo động nạn săn bắt chim yến

Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Phú Yên xuất hiện nhiều nhóm người tìm cách bẫy bắt chim yến, rồi bán cho các quán nhậu theo kiểu tận diệt. Điều này khiến đàn chim yến giảm dần, gây thiệt hại không nhỏ về mặt kinh tế.

Người nuôi yến bức xúc
 
Hiện nay, có tình trạng săn bắt, bẫy, giết chim yến hàng tại các vùng nuôi trên địa bàn tỉnh Phú Yên với mục đích làm món ăn bán cho các quán quán nhậu thông qua mác chim sẻ.
 
Tình trạng săn bắt, bẫy yến diễn ra liên tục, thường xuyên tại các xã Hòa Thành (TX. Đông Hòa), Hòa An (huyện Phú Hòa), Hòa Bình 1, Hòa Phú (huyện Tây Hòa), An Phú, phường 9, khu đồng ruộng đường Trần Phú, phường 8 (TP. Tuy Hòa)... đã gây những tổn hại nặng nề cho các chủ nhà yến gần khu vực săn bắt.
 
82943774_855408274948851_1407376036259649228_n.jpg
93118572_247988186552112_740398855127826432_n.jpg
Bẫy chim yến bằng những sợi cước mỏng mảnh

 

Các nhóm người này dùng tấm lưới rộng được đan kết bằng những sợi cước mỏng mảnh đến mức đàn chim yến rất khó nhận biết, mảnh lưới có diện tích khoảng 5 x 10m, quấn vào 2 cọc tre căng dựng thẳng đứng. Họ dùng máy phát tiếng kêu của chim yến, kèm theo con chim yến mồi đứng giữa lưới… Nghe tiếng kêu và nhìn thấy chim yến mồi, chim yến ở nhiều phía lao tới, mắc vào lưới. Thời gian các đối tượng bẫy chim từ 5 đến 7 giờ lúc đàn chim yến rời nhà và từ 15 đến 17 giờ khi đàn chim yến trở về hàng ngày. Vì tình trạng bẫy chim tràn lan này mà nhiều nhà nuôi chim yến bị mất chim yến với số lượng lớn, ước tính tới 10 nghìn con.

Ông Võ Hoài Nam, chủ nhà yến ở phưởng 7, TP. Tuy Hoà, cho biết: “Thời gian qua, nhà yến của gia đình tôi thu hút những đàn chim yến về đây hội tụ, đã có được một khoản thu từ tổ yến nhưng chỉ mới bù lại một phần chi phí đã đầu tư thì đàn yến mất dần. Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy điều này không phải do lỗi kỹ thuật, mà vì… nạn săn bắt chim yến. Việc các nhóm người săn bắt yến đã làm cho số lượng các nhà nuôi yến sụt giám rất đáng kể từ 15-20%. Còn những người đầu tư, nuôi mới thì thất bại hoàn toàn do không tăng trưởng đàn”.

 

z2029447946800_c487e6af65c9df4560573eb1c5263308.jpg
Những con chim yến dính bẫy bị các nhóm người bắt bỏ vào lồng.

Ông Nguyễn Đức Hiền thuộc Hội Yến sào Phú Yên bức xúc: “Để xây dựng một nhà yến, người ta đã bỏ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng và mất thời gian khá dài để dẫn dụ, gầy đàn sinh sống và làm tổ trong nhà. Vấn nạn săn bắt bẫy chim yến thường xuyên gây ra tình trạng suy giảm nguồn chim yến giống, quần thể chim yến trong tự nhiên. Điều này sẽ gây thất thoát và thiệt hại lớn cho ngành nghề có tiềm năng kinh tế tại Phú Yên”.

Theo một số người dân ở TP. Tuy Hoà, thông thường sau khi giăng lưới bẫy được chim yến, những người bẫy chim làm sạch lông rồi bỏ trong thùng để đưa đi tiêu thụ tại các quán nhậu với mác chim sẻ. “Có lần tôi thấy họ bẫy chim, bức xúc quá nên đến can ngăn thì bị họ nhào đến đánh dẫn đến chấn thương nhẹ ở tay chân. Đề nghị cấp trên có biện pháp ngăn chặn tuyệt đối việc giăng lưới này”, ông N.T.N ở phường 5, TP. Tuy Hoà nói.
 
Cần vào cuộc xử lý
 
Hiện nay, nghề khai thác yến đảo thiên nhiên cũng như nuôi chim yến trong nhà để lấy tổ đem lại nguồn thu lớn cho nhân sách nhà nước, cho người dân và giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động.
 
nguyenhoa.jpg
93842651_247988119885452_2097574130860687360_n.jpg
Sau khi những con chim yến làm sạch lông dưới mác chim sẻ, các "thợ săn" này đưa đến các quán làm món nhậu.

 

Ông Phạm Duy Khiêm, Chủ tịch Hội Yến sào Phú Yên cho biết, theo thống kê sơ bộ, trên địa bàn tỉnh có khoảng 700 nhà yến với diện tích sàn 200.000 m2. Tổng vốn đầu tư từ 500 đến 800 tỷ đồng. Tổng thu nhập hằng năm trên 200 tỷ đồng và tạo công ăn việc làm cho người dân trung bình 200.000 - 400.000 đồng/ngày công. Hai năm trở lại đây, tình hình một số nhóm người chuyên tổ chức giăng lưới, dẫn dụ bắt chim yến theo kiểu tận diệt diễn biến hết sức phức tạp.

Từ năm 2019, Hội Yến sào tỉnh Phú Yên đã nhiều lần đến tận nơi vận động và tuyên truyền nhóm người săn bắt yến tại xã Hòa Thành ngừng hoạt động, nhưng trong quá trình vận động nhóm người săn bắt yến đã có những hành động phản kháng, hung hăng và tấn công những hội viên đi vận động. Cụ thể, tháng 4/2020 tại khu phố Ninh Tịnh, phường 9, TP. Tuy Hòa, các hội viên Hội Yến sào tỉnh Phú Yên đã bắt gặp một nhóm người dùng lưới tàng hình để giăng bắt chim; các hội viên can thiệp ngăn chặn, thì nhóm người này có thái độ phản kháng, tấn công.

Trước vấn nạn này, Hội Yến sào tỉnh Phú Yên đã tổ chức nhiều buổi tọa đàm bàn giải pháp ngăn chặn nạn bẫy chim yến, tuyên truyền người dân không săn bắt chim yến và đã thành lập Ban Bảo vệ chim yến với nhiệm vụ theo dõi các vụ việc liên quan đến nạn bẫy chim yến để kịp thời ngăn chặn, bảo vệ nguồn lợi chim yến trên địa bàn tỉnh nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, Ban Bảo vệ chim yến hoạt động đơn lẻ thiếu sự phối hợp, hỗ trợ của địa phương nơi xảy ra tình trạng săn bắt chim yến nên chưa phát huy hiệu quả. Thời gian gần đây, tình trạng bắt bẫy chim yến bùng phát trở lại với quy mô lớn hơn.

“Hội Yến sào tỉnh Phú Yên kính kiến nghị UBND tỉnh Phú Yên chỉ đạo các cấp sở, ban, ngành và chính quyền địa phương sớm vào cuộc ngăn chặn và xử lý nghiêm minh hành vi săn bắt chim yến trái phép để bảo vệ nguồn lợi kinh tế đang được các doanh nghiệp và người dân đầu tư, phát triển thành thương hiệu, sản phẩm đặc trưng của địa phương”, ông Khiêm cho biết thêm.
 
 

Theo Hiệp Hội Yến sào Việt Nam, nghề dẫn dụ (hay còn gọi là nuôi) chim yến là một trong những nghề phát triển mạnh tại Phú Yên nói riêng và cả nước nói chung trong những năm gần đây. Việc dẫn dụ và nuôi chim yến để lấy tổ không chỉ đem lại giá trị kinh tế lớn cho chủ hộ nuôi chim yến mà còn góp phần phát triển nền kinh tế quốc dân.

Tuy nhiên, trong nhiều tháng qua, tại những vùng tập trung nhiều chim yến xuất hiện tình trạng người bẫy, săn bắt, mua bán chim yến với số lượng lớn. Số chim săn bắt được sử dụng với nhiều mục đích mà không phải nhằm mục đích gây nuôi lấy tổ như: phóng sinh tại các chùa, bán chim thịt cho các quán nhậu… Số lượng chim yến bị sát hại từ 5.000-7.000 con/ngày, cao điểm lên đến hơn 10.000 con/ngày.

Để ngăn chặn tình trạng trên, Hiệp hội Yến sào Việt Nam cùng cộng đồng người nuôi yến, đặc biệt bà con nuôi yến tại Phú Yên đã có nhiều biện pháp khắc phục nhưng chưa giải quyết dứt điểm được. Để kịp thời giải quyết vấn nạn trên, hiệp hội cần có sự trợ giúp và phối hợp từ các cơ quan ban ngành, các cấp chính quyền địa phương.

 

Quốc Hùng
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top