Công ty TNHH sản xuất thực phẩm A Lý vừa khai trương Nhà hàng hải sản, cửa hàng đặc sản Phú Yên tại thôn Hội Tín, xã An Thạch (Tuy An - Phú Yên), đón khách tham quan, du lịch theo tuyến đường ven biển, có nhiều thắng cảnh cấp quốc gia.
A Lý là một trong hai doanh nghiệp ở Phú Yên nổi tiếng đặc sản bò một nắng, được thị trường cả nước ưa chuộng. Để có được sản phẩm độc đáo và thị phần mở rộng, ông Phạm Văn Hổ - chủ doanh nghiệp A Lý đã phải dày công lặn lội đó đây, nắm bắt nhu cầu khách hàng, đặc biệt là khách hàng tham quan, du lịch.
Với diện mạo của nhà kinh doanh phục vụ du lịch, ông Hổ đã được sự khích lệ của bạn bè thân hữu, của các cấp chính quyền địa phương, đặc biệt là sự ủng hộ của các doanh nghiệp tổ chức tour lữ hành đưa đón khách tham quan, du lịch đến Phú Yên, mạnh dạn đầu tư xây dựng nhà hàng hải sản và cửa hàng đặc sản Phú Yên.
Với địa điểm thuận lợi và khuôn viên thoáng rộng, Nhà hàng hải sản A Lý sẽ là điểm đậu đưa đón khách tham quan, du lịch trên đường thiên lý ra Bắc vào Nam.
Theo lộ trình Bắc – Nam QL1A, qua khỏi cầu Ngân Sơn 1km (huyện Tuy An), rẽ trái qua khỏi cầu Lò Gốm 1,5km là nhận ra nhà hàng hải sản A Lý. Du khách có thể dừng chân tại đây để tiếp tục cuộc hành trình tham quan nhà thờ Mằng Lăng, du lịch gành Đá Đĩa, đầm Ô Loan và ngoạn mục theo tuyến ven biển đến Bãi Môn – Mũi Điện. Ngược lại, lộ trình Nam – Bắc QL1A (đoạn Đèo Cả), du khách cũng thưởng thức được sự thân thiện của thiên nhiên ban tặng tại các điểm du lịch, tham quan này và đừng quên dừng chân tại nhà hàng hải sản A Lý, trong đó có thêm hương vị bò một nắng, đón luồng gió mát từ Sông Cái đưa vào.
Bên cạnh nhà hàng hải sản, A Lý còn có cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm là đặc sản từ các làng nghề truyền thống của Phú Yên.
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.