Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình cho rằng, cần đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững theo phương châm “Không để ai bị bỏ lại phía sau”.
Tại Hội nghị toàn quốc Chính phủ với các địa phương khai mạc sáng nay (28/12), trình bày Báo cáo tóm tắt tình hình Kinh tế - Xã hội năm 2018, trong phần về văn hóa - xã hội, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình nêu rõ các chính sách xã hội được thực hiện đồng bộ, hiệu quả; an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống nhân dân được cải thiện. Mở rộng diện và thực hiện tốt chính sách người có công; hoàn thành hỗ trợ nhà ở cho trên 178.000 hộ.
Đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững theo phương châm “Không để ai bị bỏ lại phía sau”. Huy động nhiều nguồn lực xã hội cho giảm nghèo, ưu tiên vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giảm còn 5,35%, riêng các huyện nghèo giảm khoảng 5%. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm đạt kết quả tích cực. Năm 2018, đã giải quyết việc làm cho khoảng 1,65 triệu người, trong đó đưa khoảng 142 nghìn người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Mạng lưới khám, chữa bệnh được tập trung đầu tư, nâng số giường bệnh trên 1 vạn dân lên đạt 26,5 giường (hoàn thành trước mục tiêu đến năm 2020 là 26,5 giường). Chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên; tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, liên thông kết quả xét nghiệm, chẩn đoán; chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới.Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế ước đạt 87,7%, vượt chỉ tiêu đề ra (85,2%). Kết nối các cơ sở cung ứng thuốc, thiết lập cơ sở dữ liệu đối với trên 20.000 loại thuốc chữa bệnh.
Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Chất lượng giáo dục được nâng lên, đào tạo bậc đại học được đổi mới. Lần đầu tiên Việt Nam có hai trường đại học nằm trong nhóm 1.000 trường hàng đầu thế giới. Các đội tuyển dự thi Olympic quốc tế đều đạt thành tích cao.
Ứng dụng khoa học công nghệ được đẩy mạnh theo hướng tiếp cận Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo được định hình; nhiều doanh nghiệp lớn, tiềm lực mạnh đầu tư phát triển, ứng dụng công nghệ cao. Chỉ số đổi mới sáng tạo tiếp tục được nâng lên; Việt Nam xếp thứ 45/126 quốc gia, vùng lãnh thổ, cao nhất từ trước đến nay.
Công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản được chú trọng hơn. Những hiện tượng tiêu cực, phản cảm trong các lễ hội đã giảm nhiều. Văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được quan tâm, nhiều lễ hội dân gian có giá trị được khôi phục. Thể dục thể thao quần chúng được đẩy mạnh, thể thao thành tích cao có bước tiến vượt bậc; đặc biệt các đội tuyển bóng đá đạt được thành tích cao trên đấu trường khu vực và quốc tế.
Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực đất đai, tài nguyên. Việc cấp phép, khai thác tài nguyên, khoáng sản được chấn chỉnh; xử lý nghiêm vi phạm trong khai thác đá, cát sỏi, chặt phá rừng. Công tác bảo vệ môi trường có chuyển biến tích cực; kiểm soát chặt chẽ các dự án có nguy cơ cao về phát sinh ô nhiễm; tỷ lệ chất thải rắn được thu gom xử lý tại khu vực nội thành của các đô thị đạt khoảng 85,5%; khu vực ngoại thành đạt khoảng 55%.
Triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng biến đổi khí hậu. Tăng cường hợp tác quốc tế về khai thác, sử dụng bền vững nguồn nước xuyên quốc gia và ứng phó biến đổi khí hậu. Chất lượng công tác dự báo, cảnh báo thiên tai từng bước được nâng lên. Củng cố, nâng cấp đê sông, đê biển; chủ động phòng chống thiên tai, lũ quét, sạt lở đất; kịp thời khắc phục hậu quả, ổn định sản xuất và đời sống nhân dân.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.