Quận Ba Đình đã mời 30 đối tác tháo dỡ tòa nhà 8B Lê Trực
Tại buổi Giao ban Báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức chiều nay (25/02), trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Kinh tế nông thôn, Chủ tịch UBND quận Ba Đình cho biết đã mời 30 đối tác tháo dỡ tòa nhà 8B nhưng đều bị từ chối.
Vướng mắc do chưa có đơn vị thi công tháo dỡ tòa nhà
Rất nhiều câu hỏi liên quan đến việc tháo dỡ tòa nhà số 8B Lê Trực theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tuy nhiên, đến nay, công trình này vẫn chưa được UBND quận Ba Đình thực hiện.
Chủ tịch UBND quận Ba Đình Tạ Nam Chiến cho biết lý do chưa thực hiện việc tháo dỡ những tầng xây dựng sai phép của tòa nhà số 8B Lê Trực là do không có đơn vị tư vấn nào tham gia vào việc phá dỡ công trình này, việc tháo dỡ các tầng vi phạm phải đảm bảo an toàn kết cấu tòa nhà, đồng thời phải bảo đảm an toàn trong quá trình thi công, vì vậy đến nay công trình này chưa có đơn vị nào tư vấn tham gia và công việc tháo dỡ, mặc dù UBND quận Ba Đình đã có thông báo mời thầu việc tháo dỡ này.
Phóng viên Báo Kinh tế nông thôn đặt câu hỏi cho Chủ tịch Tạ Nam Chiến, UBND quận Ba Đình đã mời bao nhiêu đơn vị tư vấn tham gia vào việc tháo dỡ tòa nhà? Nếu như không mời được đơn vị tư vấn tham gia tháo dỡ thì UBND quận Ba Đình sẽ thực hiện việc chỉ đạo của Thủ tướng như thế nào?
Trả lời câu hỏi này của phóng viên, ông Chủ tịch UBND quận Ba Đình Tạ Nam Chiến cho biết, UBND quận đã mời tất cả 30 đơn vị tư vấn có đầy đủ tư cách pháp nhân, điều kiện tham gia tháo dỡ công trình tòa nhà số 8B Lê Trực, tuy nhiên, có đơn vị trả lời không tham gia, có những đơn vị không thấy trả lời.
Về câu hỏi UBND quận sẽ làm gì để thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng nếu như không có đơn vị tư vấn nào tham gia tháo dỡ của phóng viên Báo Kinh tế nông thôn, Chủ tịch UBND quận Ba Đình không trả lời.
Do chủ đầu tư tòa nhà tranh cãi… pháp lý
Theo ông Chiến, chủ đầu tư cho rằng theo quy hoạch 1/500 được duyệt, công trình tại 8B Lê Trực được xây dựng cao 69,1m với 20 tầng nổi, bốn tầng hầm. Từ năm 2010, chủ đầu tư đã thi công xong phần móng và nhiều hạng mục đúng theo quy hoạch 1/500. Tuy nhiên, sau đó quận Ba Đình đình chỉ thi công, yêu cầu xin giấy phép xây dựng. Giấy phép xây dựng do Sở Xây dựng cấp năm 2014 là không đúng quy định về tiêu chuẩn xây dựng khi cấp cho 18 tầng nổi mà chiều cao công trình chỉ là 53 m khiến trung bình mỗi tầng không đảm bảo tiêu chuẩn xây dựng, sử dụng cho các công năng ở, văn phòng, trung tâm thương mại.
Phía chủ đầu tư cho rằng, cần căn cứ theo quy hoạch 1/500 được phê duyệt để làm căn cứ pháp lý cho việc xây dựng cũng như xử lý sai phạm tại 8B Lê Trực. Tuy nhiên, quan điểm của quận Ba Đình là căn cứ vào giấy phép xây dựng và chỉ đạo của UBND TP. Hà Nội theo quy định pháp luật. “Tầng 17 và 18 của công trình 8B Lê Trực đã vi phạm về diện tích sàn và chiều cao công trình. Do vậy, việc cưỡng chế phá dỡ tầng 17 và 18 với chiều cao trên dưới 10m sẽ đảm bảo công trình cao 53m đúng như giấy phép xây dựng đã cấp” - ông Chiến nói.
Chủ tịch UBND quận Ba Đình cũng thừa nhận để xảy ra sai phạm trong quản lý trật tự xây dựng tại tòa nhà số 8B Lê Trực, trách nhiệm đầu tiên thuộc về lãnh đạo quận Ba Đình, việc xử lý như thế nào đang còn chờ cấp trên.
Kết luận buổi giao ban thông tin báo chí Phó Trưởng Ban Thường trực, Ban Tuyên giáo Thành ủy Phạm Thanh Học cho biết, quận Ba Đình là trung tâm chính trị của không chỉ Thủ đô mà còn là cả nước, trong những năm qua quận đã có rất nhiều thành tích đáng khen ngợi, trong đó có công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm an toàn cho các sự kiện của Đảng, Nhà nước diễn ra trên địa bàn, bên cạnh đó còn có nhiều mặt khác tích cực khác rất cần được các cơ quan báo chí tuyên truyền để khích lệ cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn quận.
Theo thông tin, sáng 12/2, rất nhiều người dân mua căn hộ tại cao ốc 8B Lê Trực đã đến trụ sở UBND quận Ba Đình khi biết quận tổ chức buổi thông tin về việc xử lý sai phạm tại công trình này.
Họ mang theo nhiều băng rôn cầu cứu. Tuy nhiên, những người dân này bị ngăn bên ngoài tòa nhà UBND quận. Nhiều người mua căn hộ cho biết, đã quá mệt mỏi vì phải đeo đuổi vụ việc 5-6 năm nay và chỉ mong chính quyền sớm giải quyết, xử lý dứt điểm để họ được nhận nhà.
Chương trình từ thiện: Cùng em đến trường hỗ trợ học sinh nghèo “Viết tiếp ước mơ” giai đoạn 2025 - 2028 sẽ hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh nghèo tại các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giãn, hoãn nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế.
Mới đây, tại các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Đắk Nông đã tổ chức trao giải và cấp giấy chứng nhận cho các khách hàng tiêu biểu đạt tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do công ty phát động.
Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.
Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1422/QĐ-TTg ngày 19/11/2024 về việc ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (cập nhật).