Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 23 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 19 tháng 11 năm 2019 | 17:56

Bà Đỗ Thị Kim Liên không còn là TGĐ Công ty nước mặt sông Đuống

Trong lần đăng ký thay đổi lần thứ tư của Công ty CP nước mặt sông Đuống (trong vòng 3 năm kể từ ngày thành lập), kể từ ngày 12/11/2019 bà Đỗ Thị Kim Liên (Shark Liên) đã không còn là Tổng Giám đốc của Công ty.

Thay thế vị trí của bà Liên là ông Tạ Đức Hoàng, sinh năm 1980, có hộ khẩu thường trú tại 5B7, TT Quân đội, Học viện Quốc phòng, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
 
nuoc-mat-song-duong-1.jpg
Bà Shark Liên không còn là Tổng Giám đốc Công ty nước mặt Sông Đuống
 
Ông Tạ Đức Hoàng đồng thời cũng là thành viên HĐQT của CTCP Nước mặt Sông Đuống, đồng thời là Tổng Giám đốc Tập đoàn Aqua One (công ty mẹ của Nước mặt Sông Đuống).
 
Tuy nhiên, bà Shark Liên vẫn đang là Chủ tịch HĐQT của công ty Nước mặt Sông Đuống.
 
Ngoài Tổng Giám đốc Tạ Đức Hoàng và Chủ tịch HĐQT Đỗ Thị Kim Liên, danh sách người quản lý khác của công ty cho thấy người Thái đã chiếm đa số, gồm:
 
Ông Natthapatt Tanboon-Ek, sinh năm 1970, quốc tịch Thái Lan, thành viên Ban Kiểm soát;
 
Bà Jareeporn Jarukornsakul, sinh năm 1967, quốc tịch Thái Lan, thành viên Hội đồng quản trị;
 
Ông Vivat Jiratikarnsakil, sinh năm 1956, quốc tịch Thái Lan, thành viên Hội đồng quản trị;
 
Ông Wisate Chungwatana, sinh năm 1967, quốc tịch Thái Lan, thành viên Hội đồng quản trị.
 
Hai người còn lại trong BLĐ công ty là ông Nguyễn Trọng Dũng, sinh năm 1958, thành viên Ban Kiểm soát; bà Lương Thị Mai Hương – Kế toán trưởng.
 
Theo đăng ký mới nhất này, CTCP Nước mặt Sông Đuống chỉ tập trung vào một lĩnh vực kinh doanh duy nhất là khai thác, xử lý và cung cấp nước.
 
Thời gian qua có rất nhiều thông tin liên quan đến việc Hà Nội ký hợp đồng chấp thuận giá bán nước sạch tối đa 10.246 đồng/m3 từ khi lập dự án Nhà máy Sông Đuống, lộ trình tăng giá tối đa 7%/năm gây nhiều phản ứng từ xã hội
 
Bên hành lang của Kỳ họp thứ 8 đang diễn ra, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc cho hay, với dự án xã hội hóa dịch vụ công như Nhà máy nước mặt sông Đuống không nằm trong phạm vi kiểm toán Nhà nước. Bởi đây là dự án do tư nhân đầu tư, quản lý và sử dụng, nên thuộc tài sản tư nhân.
 
nuoc-mat-song-duong-6.jpg
Bể lắng tại Nhà máy nước mặt Sông Đuống

 

Song, theo ông Phớc, hiện tồn tại bất cập trong quản lý Nhà nước với loại hình dịch vụ công được xã hội hóa là khi giá thành bán ra cao hơn mặt bằng chung. Trong trường hợp này, ông Phớc cho rằng cơ quan quản lý chuyên ngành về nước, cơ quan tài chính - Bộ Tài chính cần tiến hành thanh tra, kiểm tra làm rõ.
 
PGS.TS. Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế, cũng như điện, nước là nhu cầu thiết yếu đối với người dân, lãi ngành nước hiện rất cao. Việc chọn nhà đầu tư để xây dựng nhà máy nước cần qua đấu thầu công khai để tìm được suất đầu tư phù hợp, hiệu quả. “Trong vụ việc này, cần thanh tra rõ quy trình phê duyệt, thẩm định và làm rõ có đấu thầu hay chỉ định thầu”, ông Long nói.
 
Ông Trần Quang Hưng, nguyên Phó Chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hội cấp nước Việt Nam nhận định: Nước sạch phải là dịch vụ công ích, không được coi là mặt hàng thương mại. Có những người dân khó khăn không có tiền mua nước thì nhà nước phải hỗ trợ miễn phí. Nếu doanh nghiệp quản lý, họ sẽ chỉ tính đến lợi nhuận, không có việc hỗ trợ người nghèo.
 
Theo đại diện thành phố Hà Nội, giá nước sạch sông Đuống đắt hơn sông Đà do chi phí đầu tư nhà máy nước sông Đuống lớn, chất lượng nước thô nhiều phù sa phải tốn nhiều hóa chất xử lý, đặc biệt chi phí lãi vay đầu tư nhà máy sông Đuống lớn đã đẩy giá nước lên cao.
 
 
Ngọc Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trở thành mốc son chói lọi bằng vàng tạc vào lịch sử dân tộc.

  • Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

  • Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Sau chiến thắng quân xâm lược Nam Hán (năm 938) trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương và chọn đất Cổ Loa làm kinh đô, mở đầu cho kỷ nguyên mới của dân tộc sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Mặc dù đóng đô ở Cổ Loa từ tiền Ngô Vương đến hậu Ngô Vương gồm 26 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình tôn vinh Ngô Vương Quyền trên vùng đất Cổ Loa nơi ông dựng nghiệp và chọn làm kinh đô. Xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại mảnh đất linh thiêng này là thỏa nỗi ước mong của các hậu thế.

Top