Sau 4 lần cưỡng chế thu hồi đất bất thành, ông Nguyễn Thanh Sơn đã tự nguyện giao đất để thực hiện 5 tuyến đường nội thị - thị trấn Hai Riêng (Sông Hinh - Phú Yên).
Ông Sơn đã giao đất thực hiện 5 tuyến đường thị trấn Hai Riêng.
Người dân nói gì?
Đầu tháng 4/2019, phóng viên về lại buôn Hai Riêng (thị trấn Hai Riêng) tiếp cận thông tin về nguồn gốc đất sau gần 35 năm gia đình ông Sơn liên tục sử dụng, không một tổ chức, cá nhân tranh chấp.
Bà Hờ Lin Đa ( tên gọi Mí Win) cho biết: Nếu nói về nguồn gốc đất, toàn bộ đất ở thị trấn Hai Riêng đều là đất khai hoang của đồng bào; khu trung tâm chợ và khu vực đất của ông Sơn hiện nay là đất khai hoang của đồng bào từ trước năm 1985.
Còn bà Hờ Doan (Mí Sơn) và bà Mí Gái thì kể, chúng tôi 5 lần, 7 lượt được mời lên xác nhận vào văn bản đã viết sẵn, không hề biết nội dung văn bản đó là gì?
Đó là lý do cuối cùng để huyện Sông Hinh ra quyết định cưỡng chế thu hồi đất lần thứ 4 vào ngày 07/3/2019, trong khi gia đình ông Sơn nộp đơn khởi kiện và được TAND tỉnh Phú Yên chấp nhận thụ lý vào cuối năm 2018.
Ngày 14/3/2005, UBND huyện Sông Hinh thành lập tổ chuyên viên đến hiện trường lập biên bản kiểm kê diện tích đất của gia đình ông Sơn bị ảnh hưởng phải thu hồi để thi công 5 tuyến đường nội thị thị trấn Hai Riêng. Biên bản xác định: Ao hồ 1.148m2, sâu 2m; đất nhà ở 1.476m2/3.000m2 đất cấp; đất khai hoang 30.302m2 (đã cày để sạ lúa 25.000m2). Như vậy, đất khai hoang để đưa vào sản xuất của gia đình ông Sơn là 30.302m2 1.148m2 (ao ruộng) - 1.476m2 (nhà ở) = 29.974m2.
Để có cơ sở pháp lý cho diện tích đất khai hoang của gia đình ông Sơn, phóng viên tìm gặp ông Cao Xuân Trợ, nguyên Chủ tịch UBND thị trấn Hai Riêng và được biết: Ông Trợ xác nhận việc ký xác nhận diện tích đất của gia đình ông Sơn tại biên bản của tổ chuyên viên là hợp lệ. Bởi trước khi ký, ông đã chỉ đạo địa chính đo đạc, xác nhận nguồn gốc đất và không ai tranh chấp.
Quá trình thu hồi đất
Để có cơ sở thu hồi đất của gia đình ông Sơn, UBND huyện Sông Hinh đã ra nhiều văn bản.
Tại Văn bản số 391/2011/UBND ngày 17/10/2011, UBND huyện Sông Hinh cho rằng: “Trong quá trình làm Bí thư, ông Sơn đã chiếm đất của dân làng”.
Ngày 06/02/2018, Trung tâm Phát triển Quỹ đất huyện Sông Hinh lập biên bản bổ sung, điều chỉnh biên bản kiểm kê ngày 7/7/2016. Biên bản kiểm kê này là trên cơ sở của Biên bản kiểm kê do tổ chuyên viên lập ngày 14/3/2005 và được tái khẳng định vào 2006. Ngày 6/3/2018, Trung tâm Phát triển quỹ đất có Thông báo số 14/TTPTQĐ về kết quả điều chỉnh đến gia đình ông Sơn như sau: Nguồn gốc đất theo biên bản kiểm kê ngày 7/7/2016, ghi “khai hoang” điều chỉnh thành “lấn chiếm”, thời điểm sử dụng ghi “1986” điều chỉnh thành “từ năm 1990 đến năm 1997”.
Ngày 22/11/2018, UBND tỉnh Phú Yên có Công văn số 6641/UBND-NC gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc cho ý kiến hướng dẫn bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất của gia đình ông Sơn.
Ngày 02/01/2019, Bộ Tài nguyên và Môi trường có Công văn số 07/BTNMT-TCQLĐĐ phúc đáp: “Theo quy định khoản 1, Điều 3 Luật đất đai thì thửa đất có diện tích 3.000m2 mà gia đình ông Sơn đã được cấp giấy phép sử dựng có ranh giới rõ ràng. Theo quy định tại Điều 3, Nghị định 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thì phần diện tích ngoài 3.000m2 ông Sơn được cấp phép sử dụng là diện tích đất có nguồn gốc do lấn chiếm, chiếm đất”.
Phóng viên nhiều lần đề nghị cung cấp Công văn số 6641/UBND-NC ngày 22/11/2018 của UBND tỉnh Phú Yên, nhưng sau những lần “hứa” là Văn bản từ chối số 244/VP UBND-NC ngày 9/4/2019.
Diện tích đất khai hoang của gia đình ông Sơn liên tục sử dụng từ năm 1986 đến nay, không ai tranh chấp. Đề nghị huyện Sông Hinh và tỉnh Phú Yên xem xét giải quyết một cách thấu tình đạt lý khi thu hồi đất thực hiện 5 tuyến đường nội thị - thị trấn Hai Riêng, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, nhất là khi người dân đã tự nguyện giao đất để thực hiện dự án.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.