Từ năm 2017, Báo Kinh tế nông thôn đã có loạt bài phản ánh về dự án 5 tuyến đường nội thị - thị trấn Hai Riêng (Sông Hinh - Phú Yên) gây bức xúc dư luận bởi quá trình triển khai thực hiện.
Cụ thể, các cấp chính quyền cố tình “lòng vòng”, không ra quyết định thu hồi đất, đi đôi với phương án bồi thường cho gia đình ông Nguyễn Thanh Sơn theo quy định.
Gần đây, một số cán bộ còn hé lộ: Đây là “dự án bỏ túi”, bằng mọi giá, Sông Hinh dốc toàn lực cho kịp thời gian gia hạn trước tháng 6/2019.
“Dự án bỏ túi”?
Thực hiện dự án xây dựng 5 tuyến đường nội thị - thị trấn Hai Riêng là chủ trương đúng đắn và việc làm thiết thực của huyện miền núi Sông Hinh. Song, quá trình triển khai (từ năm 2005), huyện Sông Hinh chỉ nhằm vào việc thu hồi đất mà chưa có phương án bồi thường thỏa đáng cho gia đình ông Nguyễn Thanh Sơn đã yên ổn làm ăn, sinh sống hơn 30 năm qua.
Cả hệ thống chính trị của huyện Sông Hinh, thị trấn Hai Riêng thường xuyên lui tới nhà ông Sơn để khủng bố tinh thần gia đình ông qua tên gọi rất hoa mỹ: vận động giao đất!? Các con ông đang công tác, làm ăn tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, thậm chí tại cơ quan công an, Ban Dân tộc miền núi tỉnh Phú Yên đều được Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh cho người trực tiếp hoặc tống đạt công văn yêu cầu thuyết phục gia đình giao đất.
Tỉnh Phú Yên, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đã nhiều lần chủ trì cuộc họp với đủ các thành phần thực thi pháp luật trực tiếp vận động vợ chồng ông Sơn giao đất. Vợ chồng ông Sơn quá mệt mỏi với cách “hành xác” này của các cấp chính quyền, kêu than: Gần 15 năm qua, với cả trăm lần “bị khủng bố” qua “vận động”, hai thân già chúng tôi “bị xuống cấp nghiêm trọng”, tinh thần lớ ngớ. Ông Sơn đưa tay lên trời như tuyên thệ trước cờ Đảng, nói to: Tôi là người dân tộc thiểu số, với 60 tuổi Đảng, vợ tôi gần 50 tuổi Đảng, con liệt sỹ, cả hai gia đình đều có dòng máu cộng sản, chúng tôi sẵn sàng hiến đất cho nhà nước để thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội địa phương, đằng này cứ gây áp lực giao đất, không một từ nhẹ bảo hiến đất?!
Sự việc nói trên diễn biến từ năm 2005, ngày 6/6/2014, UBND tỉnh Phú Yên ra Quyết định số 861/QĐ-UBND “V/v đình chỉ giải quyết đơn khiếu nại của ông Nguyễn Thanh Sơn, vì UBND huyện Sông Hinh có nhiều sai sót, vi phạm trong quá trình lập, trình thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư tại các khoản 2 và 3, Điều 29 Nghị định 69/NĐ-CP, ngày 13/8/2009; và các điều 30, 31 của Nghị định này”. Tuy nhiên, không rút kinh nghiệm để làm lại các thủ tục đo đạc thực tế và lập phương án đền bù cho hộ ông Sơn, UBND huyện Sông Hinh cố tình dây dưa, lách luật, không theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh tại Quyết định 861/QĐ-UBND.
Việc lạm dụng chức vụ, để nắm “dự án bỏ túi”, Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh chẳng những qua mặt mấy đời Chủ tịch UBND tỉnh (tức sau Chủ tịch Phạm Đình Cự ký Quyết định số 861), còn có dấu hiệu hình sự với tội danh: “Tội giả mạo trong công tác” – Điều 359 Bộ luật Hình sự và “Tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái luật” - Điều 372 Bộ luật Hình sự. Đây là sự lợi dụng quyền hạn, trái đạo đức xã hội của Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh trong việc chỉ đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất điều chỉnh nội dung biên bản kiểm kê ngày 7/7/2016. Biên bản kiểm kê này đã thống nhất xác nhận diện tích đất khai hoang từ năm 1986 của gia đình ông Sơn và được UBND thị trấn Hai Riêng xác nhận: “Không một cá nhân, tổ chức nào đứng ra tranh chấp đất với gia đình ông Sơn”.
Như vậy, đất khai hoang của gia đình ông Nguyễn Thanh Sơn đồng nghĩa với ý kiến kết luận của ông Mai Kim Lộc, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phú Yên tại biên bản làm việc ngày 21/01/2017: “Nếu gia đình ông Sơn cung cấp được các giấy tờ quy định tại Điều 100 và Điều 101 Luật Đất đai 2013, thì đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và được bồi thường về đất khi bị thu hồi đất”.
Lợi dụng chức vụ, can thiệp thu hồi đất?
Ông Lê Văn Hữu, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên đã có ý kiến với Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên xem xét bồi thường đất đối với gia đình ông Nguyễn Thanh Sơn, bởi trước nay ông Sơn thuộc diện Thường vụ Tỉnh ủy quản lý (Ông Sơn là người dân tộc Ba Na đầu tiên ở Phú Yên được Đảng và Nhà nước đưa ra miền Bắc đào tạo bài bản và tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1960. Sau đó, trở về Phú Yên phục vụ cho nhu cầu của cách mạng miền Nam. Ông Sơn đã trải qua những cương vị: nguyên Tỉnh ủy viên Phú Khánh, nguyên Tỉnh ủy viên Phú Yên; nguyên Bí thư Huyện ủy Sông Hinh hai nhiệm kỳ đầu thành lập huyện). Hơn nữa, cứ theo luật pháp mà lãnh đạo, chỉ đạo thực thi công việc, đồng thời xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên biến chất, làm trái quy định pháp luật, trái đạo đức xã hội trong quá trình triển khai “dự án bỏ túi”.
Những hành vi vi phạm pháp luật của UBND huyện Sông Hinh được bộc lộ từ cuối năm 2017:
Ngày 04/12/2017, UBND huyện Sông Hinh ra Quyết định số 2105/QĐ-UBND “V/v cưỡng chế thu hồi đất” đối với gia đình ông Nguyễn Thanh Sơn, thực hiện vào ngày 26/12/2017. Gia đình ông Sơn có đơn kiến nghị khẩn cấp đến Thường trực Tỉnh ủy, cùng dư luận báo chí lên tiếng, Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên họp phiên bất thường chỉ đạo hoãn việc cưỡng chế thu hồi đất.
Ngày 04/9/2018, UBND huyện Sông Hinh lại ra Quyết định số 1985/QĐ-UBND “V/v cưỡng chế thu hồi đất” theo Quyết định số 2105 đối với gia đình ông Sơn, thực hiện vào ngày 21/9/2018.
Ngày 02/11/2018, UBND huyện Sông Hinh tiếp tục ra Quyết định số 2413/QĐ-UBND “V/v cưỡng chế thu hồi đất” đối với gia đình ông Sơn, thực hiện vào ngày 16/11/2018.
Ngày 12/02/2019, UBND huyện Sông Hinh lại tiếp tục ra Quyết định số 243/QĐ-UBND “V/v thực hiện các quyết định cưỡng chế thu hồi đất” (nói trên) thực hiện vào ngày 07/3/2019.
Ba lần ra Quyết định cưỡng chế đầu tiên, có lần UBND huyện Sông Hinh tổ chức họp báo, bị báo chí Trung ương ở khu vực lên tiếng phản đối mạnh mẽ và cho rằng: Việc cưỡng chế thu hồi đất đối với hộ ông Nguyễn Thanh Sơn qua trình bày của các ngành chức năng ở địa phương là không có cơ sở pháp lý và chưa đủ căn cứ pháp luật để ra quyết định cưỡng chế. Hơn nữa, Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên không tán thành việc cưỡng chế trái pháp luật này. Đồng thời, Giám đốc Công an tỉnh không phê duyệt phương án bảo vệ an ninh trong việc tổ chức cưỡng chế của Công an huyện Sông Hinh. Nghiêm trọng hơn, sau 3 lần ra quyết định cưỡng chế, huyện Sông Hinh cho cán bộ đến tận các buôn làng bắt bà con ký vào biên bản hiến đất từ khu đất khai hoang của gia đình ông Nguyễn Thanh Sơn. Bà con dân tộc là lớp con cháu của ông Sơn, với lại khu đất khai hoang để sản xuất đến nay đã hơn 30 năm thì đâu biết gì về nguồn gốc đất khai hoang này để ký vào biên bản hiến đất?
Vậy, quyết định cưỡng chế lần này vào ngày 07/3/2019 tới, UBND huyện Sông Hinh có thực hiện được không? Cốt lõi của vấn đề hiện nay là thực hiện “dự án bỏ túi” cho kịp với thời gian gia hạn trước tháng 6/2019. Vì thế, chính quyền huyện Sông Hinh có thể nhắm mắt làm liều, không cần biết luật pháp đúng sai?! Dư luận cho rằng, huyện Sông Hinh sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tạo ra “điểm nóng” ngày 7/3/2019. Với vụ việc cưỡng chế thu hồi đất của gia đình ông Nguyễn Thanh Sơn, không chỉ nằm trong khuôn khổ của một huyện, một tỉnh, nó đã lan tỏa cả nước, Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường có nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện theo quy định pháp luật.
Thay lời kết
Nhiều cán bộ đương chức không đồng tình với “dự án bỏ túi” đã nói rằng: Việc thực hiện dự án đã hết thời hiệu trong năm 2018, huyện Sông Hinh cố nài xin gia hạn thêm 6 tháng của đầu năm 2019. Nguồn vốn đầu tư cho dự án này hàng chục tỷ đồng, bao gồm ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương (đang nằm chờ tại kho bạc để giải ngân).
Đằng sau các nguồn vốn ấy để thực hiện “dự án bỏ túi” là “quỹ đất vàng” ở mặt tiền của 5 tuyến đường khi được mở ra trên khu đất của ông Nguyễn Thanh Sơn.
Trong lời phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại cuộc họp tổng kết Ban Nội chính Trung ương cuối năm 2018 nhấn mạnh: Nơi nào có dự án nơi đó có tham nhũng, có trục lợi. Vậy “dự án bỏ túi” ở huyện Sông Hinh có việc này hay không, nhất là ở “quỹ đất vàng của 5 tuyến đường nội thị - thị trấn Hai Riêng, đang được dư luận quan tâm theo dõi.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.