Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tháng 11 ước đạt gần 3 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 11 tháng năm 2017 đạt 33,14 tỷ USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2016.
Cụ thể, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 17,27 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2016; giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 7,57 tỷ USD, tăng 18,3%; các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 7,2 tỷ USD, tăng 10,4%.
Về mặt hàng gạo, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 11 ước đạt 389.000 tấn với giá trị đạt 192 triệu USD. Như vậy, khối lượng xuất khẩu gạo 11 tháng ước đạt 5,49 triệu tấn với 2,48 tỷ USD, tăng 23,4% về khối lượng và tăng 24,2% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam với 39,8% thị phần. Xuất khẩu gạo sang thị trường này trong 10 tháng đạt 2,03 triệu tấn với 909,04 triệu USD, tăng 35% về khối lượng và tăng 33,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.
Các mặt hàng như cao su, điều, rau quả, chè, sắn và các sản phẩm từ sắn tiếp tục có sự tăng trưởng mạnh cả về khối lượng và giá trị xuất khẩu. Ước tính khối lượng xuất khẩu cao su 11 tháng đạt 1,21 triệu tấn với 2,01 tỷ USD, tăng 8,2% về khối lượng và tăng 38,9% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Khối lượng hạt điều xuất khẩu ước đạt 323.000 tấn với 3,2 tỷ USD, tăng 1% về khối lượng và tăng 23,2% về giá trị. Hoa Kỳ, Hà Lan và Trung Quốc vẫn duy trì là 3 thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam chiếm thị phần 63% tổng giá trị xuất khẩu hạt điều.
Trong tháng 11, giá trị xuất khẩu hàng rau quả ước đạt 292 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu hàng rau quả từ đầu năm đến nay ước đạt 3,16 tỷ USD, tăng 43,2% so với cùng kỳ năm 2016. Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của hàng rau quả Việt Nam.
Là mặt hàng có giá xuất khẩu tốt, tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng do lượng xuất khẩu giảm mạnh nên giá trị cà phê cũng giảm đáng kể. Đến nay, xuất khẩu càphê ước đạt 1,27 triệu tấn với 2,89 tỷ USD, giảm 22,5% về khối lượng và giảm 3,8% về giá trị.
Mặt hàng tiêu vẫn chứng kiến cảnh giá xuất khẩu giảm mạnh. Khối lượng tiêu xuất khẩu ước đạt 203.000 tấn với 1,06 tỷ USD, tăng 20% về khối lượng nhưng giảm gần 22% về giá trị.
Trong tháng 11, giá trị nhập khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 2,05 tỷ USD, đưa giá trị nhập khẩu nông, lâm, thủy sản trong 11 tháng đạt 25,21 tỷ USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2016./.
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết, chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia lần này có ý nghĩa quan trọng khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực an ninh, quốc phòng, hợp tác biển và một số lĩnh vực hợp tác về điện, kinh tế số…
Trong phiên giải trình mới đây tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, liên quan tới bảo hiểm nông nghiệp (BHNN), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan cho biết, sau bão Yagi (bão số 3), bộ đã thiết kế lại dự thảo để trình Bộ Tài chính sửa đổi Nghị định 58 về BHNN. Chưa bao giờ chúng tôi thấy BHNN cần thiết như sau bão Yagi.
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.