Trong quá trình khai thác công ty TNHH Vận tải và Thương mại Mai Thanh, xã Thạch Hóa, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) đã gây ô nhiễm môi trường mà, giảm năng suất cây trồng của người dân. Cơ quan chức năng buộc phải ra công văn tạm dừng hoạt động.
Từng bị xử phạt nhiều lần
Công ty TNHH Vận tải và Thương mại Mai Thanh được UBND tỉnh Quảng Bình cấp giấy phép khai thác khoáng sản số 1984/GP-UBND ngày 19/08/2013, để khai thác đá làm vật liệu xây dựng thông thường tại khu vực Lèn Cây Trổ, xã Thạch Hóa, huyện Tuyên Hóa. Diện tích vùng mỏ được cấp phép là 3ha, trữ lượng được phép khai thác 1.142.303m2, công suất khai thác 50.000m2/năm trong thời gian 24 năm.
Tuy nhiên, quá trình khai thác đá của doanh nghiệp này đã bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế, gây bức xúc cho nhiều người dân địa phương. Chưa kể, mỏ đá này còn được cấp phép sát với Quốc lộ 12A tiềm ẩn nguy hiểm cho các phương tiện giao thông.
Theo đó, bao quanh khu vực Lèn Cây Trổ, là những khu nghĩa địa và nhiều diện tích đất sản xuất lúa của người dân xã Thạch Hóa. Trước đây, giữa khu vực Lèn Cây Trổ và khu vực sản xuất của người dân thôn Đạm Thủy 2, được ngăn cách bởi một con đường dân sinh phục vụ sản xuất.
Nhưng nay, qua quá trình khai thác đá, Công ty TNHH Vận tải và Thương mại Mai Thanh đã đổ đá, đất lấn chiếm nhiều diện tích đất nông nghiệp và nhiều ngôi mộ; đồng thời “ăn” luôn cả con đường dân sinh mà người dân địa phương dùng để phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Ông Võ Xuân Hòe, thôn Đạm Thủy 2, xã Thạch Hóa, bức xúc nói: “Mỗi lần nổ mìn thì phương tiện lưu thông ở quốc lộ 12A không thể chạy vì nguy hiểm. Nhiều lần tiếp xúc cử tri, dân đề xuất rồi nhưng không có chuyển biến”.
Liên quan đến vấn đề này, Chủ tịch UBND xã Thạch Hóa - ông Cao Xuân Bình cho biết, phần đổ đá thành phẩm mà Công ty TNHH Vận tải và Thương mại Mai Thanh lấn ra diện tích nông nghiệp đã được địa phương lập biên bản, xử phạt hành chính hơn 4 triệu đồng.
Cũng theo ông Bình, đợt nổ mìn ngày 12/12/2020 có hư mất một số ngôi mộ. UBND xã đã vào gặp mặt giữa đơn vị khai thác vào thân nhân của các ngôi mộ bị hư hỏng, bị vùi lấp để tìm hướng giải quyết.
Trước thực tế hoạt động tại mỏ đá Lèn Cây Trổ, ngày 17/12/2020, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình đã lập đoàn kiểm tra tại mỏ đá Lèn Cây Trổ thuộc xã Thạch Hóa, huyện Tuyên Hóa. Đến ngày 22/12/2020, Sở này đã có văn bản số 2630/STNMT-KS yêu cầu: “Công ty THHN Vận tải và Thương mại Mai Thanh tạm dừng hoại động khai thác đá tại mỏ đá Lèn Cây Trỗi để thống nhất khắc phục sự cố”.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Khai thác khoáng sản trái phép diễn ra phức tạp
Trước tình trạng khai thác khoáng sản không phép, trái phép vẫn diễn ra phức tạp, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan và các địa phương tăng cường công tác quản lý khai thác khoáng sản. Trong đó, UBND tỉnh yêu cầu cần xử lý mạnh tình trạng khai thác cát trái phép, đồng thời thực hiện khoanh định khu vực cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
Gần đây hoạt động khai thác khoáng sản không phép, trái phép diễn ra tại Bà Rịa - Vũng Tàu trong thời gian qua khá phức tạp. Sự việc gây bức xúc trong dư luận gần đây là Công ty TNHH Dịch vụ - Thương mại và Du lịch Vũng Tàu chưa hoàn thành các thủ tục pháp lý về cấp phép khai thác đá nhưng vẫn khai thác rầm rộ tại khu vực mỏ đá Tóc Tiên (ấp 4, khu 2, xã Tóc Tiên, TX. Phú Mỹ). Từ tháng 3 đến tháng 5/2020, nhiều đoàn công tác đã lập biên bản vi phạm, yêu cầu chấm dứt hoạt động khai thác, khẩn trương hoàn tất các thủ tục có liên quan, ký hợp đồng thuê đất để đưa mỏ vào khai thác theo quy định nhưng công ty vẫn phớt lờ và tiếp tục hoạt động.
Tương tự, dự án nạo vét hồ Sông Hỏa (huyện Xuyên Mộc) do Công ty TNHH Dịch vụ - Sản xuất Cát Hà thi công tổ chức khai thác tận thu đất, cát từ tháng 11/2018 đến tháng 6/2021. Dự án được triển khai trên diện tích 55ha, độ sâu sau khai thác 20m, tổng trữ lượng khoáng sản được phép khai thác tận thu hơn 780 ngàn m3. Tuy nhiên, trên thực tế, Công ty này đã nạo vét ngoài ranh giới dự án từ 50-100m, trên diện tích hàng ngàn mét vuông, tạo thành nhiều hố sâu, dài.
Cũng theo Sở TN&MT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong năm 2020, các ngành chức năng và địa phương đã triển khai khoảng 453 buổi kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản. Qua kiểm tra đã phát hiện, xử lý và tham mưu UBND tỉnh xử lý 52 trường hợp khai thác khoáng sản trái phép (giảm 43 vụ so với cùng kỳ năm 2019), tịch thu khoảng 65 mét khối cát, 03 máy bơm hút cát, 05 xe ô tô, 05 máy đào và xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 2,1 tỷ đồng (tăng hơn 1,1 tỷ đồng so với năm 2019).
Khoanh định khu vực cấm hoạt động khoáng sản
Nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương thu hồi giấy phép khai thác và yêu cầu các doanh nghiệp đóng cửa mỏ, cải tạo phục hồi môi trường ở những khu vực khai thác không hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường, mất an ninh trật tự; thực hiện đúng quy định của pháp luật về việc đóng cửa mỏ. Các tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản theo tọa độ đã ghi trong giấy phép trước khi hoạt động; vật liệu và kích thước mốc điểm góc khu vực khai thác theo tiêu chuẩn, quy chuẩn…
Đồng thời, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tăng cường triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra của Đoàn liên ngành kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản trái phép theo quyết định số 82/QĐ-UBND ngày 10/01/2020 của UBND tỉnh.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ban hành Quyết định số 1204/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề cương dự án “Khoanh định khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”. Trên cơ sở đó, giao cho Sở TN&MT phối hợp với đơn vị tư vấn và các cơ quan liên quan thực hiện việc khoanh định các khu vực cấm hoạt động khoáng sản thuộc do các ngành quản lý theo quy định tại Điều 28 Luật Khoáng sản.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.