Ngày 25/3, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã đến dự Lễ kỷ niệm 40 năm ngày khởi công xây dựng Công trình Đại Thủy nông Phú Ninh (29/3/1977 – 29/3/2017) và gắn bia ghi công các tổ chức, cá nhân đã ủng hộ, tham gia trong quá trình xây dựng, quản lý khai thác và bảo vệ hệ thống công trình hồ chứa nước Phú Ninh.
Công trình Đại thủy nông Phú Ninh được khởi công xây dựng vào ngày 29/3/1977, đưa vào sử dụng từng phần vào ngày 20/4/1980 và hoàn thành toàn bộ vào năm 1985. Đây là công trình thủy lợi lớn nhất của tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng lúc bấy giờ, và là 01 trong 06 công trình thủy lợi quan trọng của quốc gia. Công trình có sức chứa gần 500 triệu m3 nước; với hệ thống công trình đầu mối gồm: một đập chính, bốn đập phụ, một đập tràn sự cố, ba đập tràn xả lũ, ba cống lấy nước và một nhà máy thủy điện. Công trình có nhiệm vụ chính là cấp nước cho sản xuất nông nghiệp với diện tích tưới hằng năm khoảng 24.000ha của TP Tam Kỳ và các huyện Núi Thành, Phú Ninh, Thăng Bình, Quế Sơn, Duy Xuyên; đồng thời cấp nước cho công nghiệp và dân sinh, cấp nước nuôi trồng thủy sản, kinh doanh du lịch sinh thái và tham gia điều tiết lũ trong mùa mưa bão.
Ông Lê Trí Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cho biết, khi chưa có công trình Đại Thủy nông Phú Ninh, cả tỉnh chỉ sản xuất gần 3 nghìn heccta, chủ yếu bằng nước trời, với năng suất từ 2-2,5 tạ/ha/năm. Từ khi có nguồn nước tưới ổn định từ Phú Ninh, diện tích đã tăng lên gần 12 nghìn hecta. Từ khi có nước tưới chủ động, bà con nông dân đã mạnh dạn đưa các loại giống mới vào đồng ruộng nên năng suất lúa không ngừng tăng lên. Và đến nay, năng suất lúa bình quân toàn tỉnh đạt từ 55-60 tạ/ha; góp phần đưa sản lượng lương thực từ 21 vạn tấn (năm 1976) lên 52,5 vạn tấn/năm. Từ tỉnh thiếu lương thực, Quảng Nam đã vươn lên tự túc lương thực và cung cấp một phần cho địa phương khác.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đánh giá cao những nỗ lực vượt khó của chính quyền, nhân dân tỉnh Quảng Nam để xây dựng một công trình mang tính bước ngoặt của tỉnh, mở ra một giai đoạn mới cho lịch sử phát triển nông nghiệp của tỉnh nhà.
Phó Chủ tịch nước lưu ý lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cần tiếp tục quan tâm sửa chữa, nâng cấp, quản lý tốt an toàn hồ đập, bảo đảm tích trữ đủ nước trong điều kiện biến đổi khí hậu; khai thác tối đa và hài hoà các giá trị của công trình về bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, cấp nước, du lịch và nuôi trồng thủy sản.
Dịp này, Phó Chủ tịch nước đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT cùng các bộ ngành hữu quan nghiên cứu, hỗ trợ tỉnh Quảng Nam xây dựng thí điểm các mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp cao, nông nghiệp thông minh trên cơ sở sử dụng nguồn nước từ hồ Phú Ninh và các công trình thủy lợi khác trên địa bàn tỉnh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh phát biểu tại lễ kỷ niệm
Công trình Đại thủy nông Phú Ninh sau 40 năm khởi công xây dựng.
Hải Yến
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.