Sáng 24/3, tròn 40 năm ngày giải phóng tỉnh Quảng Nam (24/3/1975 - 24/32017) và 20 năm tái lập tỉnh Quảng Nam (1997 - 2017), UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức Lễ khánh thành, đưa vào sử dụng cầu Giao Thuỷ nối liền giữa hai huyện Duy Xuyên và Đại Lộc.
Trong thời kỳ chiến tranh, đây là khu vực nguỵ quyền và đế quốc Mỹ lập vành đai để khai thác mỏ than Nông Sơn và Khu kỹ nghệ An Hoà, Mỹ nguỵ chỉ xây dựng một cây cầu dã chiến, đã bị hư hỏng, sập đổ. Hơn 40 năm qua, nhân dân các huyện Nông Sơn, Quế Sơn, Duy Xuyên và Đại Lộc phải đi lại bằng đò ngang rất khó khăn và mất an toàn, đặc biệt là vào mùa mưa lũ.
Công trình cầu Giao Thuỷ, cầu vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép có chiều rộng 12m, dài 1.023m; đường dẫn 02 đầu cầu dài 4,29km (trong đó phía huyện Đại Lộc có chiều dài 3,8km, phía huyện Duy Xuyên dài 0,49km, giáp với đường ĐT610 tại Km 18+900 thuộc xã Duy Hoà). Tổng mức đầu tư theo dự án được duyệt 823 tỷ đồng, tuy nhiên đến thời điểm khánh thành tổng giá trị đầu tư là 474 tỷ đồng; liên quan và ảnh hưởng đến đất đai, nhà cửa, vật kiến trúc của 338 hộ dân thuộc 2 huyện (trong đó Đại Lộc có 287 hộ, có 19 hộ giải toả trắng, huyện Duy Xuyên 51 hộ, có 12 hộ giải toả trắng), hoàn thành và chính thức đưa vào sử dụng sau 24 tháng thi công.
Công trình được khảo sát thiết kế bởi Liên danh Công ty CP tư vấn xây dựng 138 và Công ty CP Tư vấn thiết kế đường bộ (HECO - Hà Nội); nhà thầu là thi công là Liên danh Công ty TNHH Thanh Tùng - Công ty CP 479 - Công ty TNHH Xây dựng Thái Dương; đơn vị tư vấn giám sát là Liên danh Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải và Công ty CP tư vấn giao thông Quảng Nam.
Cầu Giao Thủy khánh thành làm thỏa lòng mong đợi, khát vọng đôi bờ của bà con Đại Lộc, Duy Xuyên.
Phát biểu tại lễ khánh thành, ông Đinh Văn Thu, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, khẳng định: Cầu Giao Thủy được đưa vào sử dụng giúp nối liền giữa đôi bờ Thu Bồn, kết nối tuyến đường từ các huyện Quế Sơn, Nông Sơn, Duy Xuyên, Đại Lộc với Quốc lộ 14B, Quốc lộ 1A và đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, rút ngắn thời gian đi lại, tạo điều kiện khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đất phía Tây còn nhiều khó khăn của tỉnh Quảng Nam. Đồng thời, tạo thuận lợi trong công tác cứu nạn, cứu hộ trong mùa mưa bão.
Cắt băng khánh thành cầu Giao Thuỷ, sáng 24/3/2
Cầu Giao Thủy đi vào hoạt động sẽ rút ngắn thời gian đi lại, tạo điều kiện khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch của tỉnh Quảng Nam
Hải Yến
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.