Quảng Nam: Khẩn trương hoàn thành công tác phòng chống bão số 9 trước 18h ngày 27/10
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh yêu cầu mọi công tác ứng phó với bão số 9 phải được thực hiện nhanh chóng, khẩn trương, hoàn thành trước 18h ngày 27/10.
Bão số 9 có tên quốc tế Molave đã hình thành trên vùng biển phía Đông Philippin vào ngày 25/10 và sẽ đi vào biển Đông trong ngày 26/10. Dự báo bão sẽ di chuyển rất nhanh, có cường độ rất mạnh và phạm vi ảnh hưởng khá rộng, gây mưa to đến rất to cho các tỉnh Trung Bộ.
Để chủ động ứng phó với bão số 9 và tình hình mưa lũ, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam có Công điện khẩn yêu cầu các địa phương các địa phương, cơ quan, đơn vị tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, tình hình mưa lũ để chủ động ứng phó kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, các địa phương ven biển tiếp tục tổ chức nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi (bao gồm cả ghe thuyền các xã bãi ngang ven biển, hoạt động gần bờ); thông báo cho tàu thuyền còn đang hoạt động trên biển biết diễn biến, hướng di chuyển và vị trí của bão để chủ động di chuyển vào bờ, tìm nơi trú ẩn an toàn, không đi vào phạm vi ảnh hưởng hoặc thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm; thường xuyên kiểm đếm tàu thuyền đang hoạt động ngoài khơi.
Đình hoãn các cuộc họp không liên quan đến công tác chỉ đạo phòng chống bão lũ cho đến khi bão tan. Lãnh đạo các sở, ban ngành, thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các cấp tổ chức đi kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo công tác ứng phó theo địa bàn đã được phân công.
Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai ngay các biện pháp chỉ đạo Nhân dân và các cơ quan đóng trên địa bàn tổ chức chằng chống nhà cửa, trụ sở làm việc, kho tàng, các trường học, cơ sở y tế, nhà sinh hoạt cộng đồng, chằng néo và có các biện pháp bảo vệ trụ ăng ten… đảm bảo an toàn; cắt tỉa cành, chằng chống cây tránh ngã đổ; khai thông cống rãnh để hạn chế thiệt hại do mưa lũ. Hoàn thành trước 18 giờ ngày 27/10.
Các địa phương ven biển, cửa sông sẵn sàng phương án sơ tán dân cư khỏi các khu vực nguy hiểm khi có tình huống xấu do ảnh hưởng của bão. Chỉ đạo triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người và tài sản của Nhân dân, khách du lịch ven biển, các đảo, trên các lồng bè và khu vực nuôi trồng thủy hải sản. Hướng dẫn tàu thuyền đã vào bờ hoặc vào khu neo đậu tránh bão trên địa bàn tổ chức sắp xếp neo đậu chắc chắn, an toàn nhằm tránh va đập do ảnh hưởng của gió bão; hướng dẫn di chuyển, gia cố đảm bao an toàn các lồng bè nuôi trồng thủy sản hải sản. Kiên quyết không để người ở lại trên tàu thuyền, lồng bè. Hoàn thành trước 18 giờ ngày 27/10.
Kiểm tra, rà soát các khu dân cư ở các vùng trũng thấp, vùng có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, các tuyến đường đi qua ngầm tràn… để thực hiện các biện pháp cảnh báo (cắm biển báo, khoanh dây xác định khu vực nguy hiểm, bố trí lực lượng canh gác, chốt chặn...) để Nhân dân biết, chủ động phòng tránh, hạn chế đi lại. Chủ động phương án thực hiện sơ tán, di dời nhân dân đến nơi an toàn đối với những khu vực ngập sâu, khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở, lũ quét.
Kiểm tra công tác dự trữ lương thực, các mặt hàng thiết yếu ở địa phương, nhất là ở những địa phương dễ bị cô lập, chia cắt do bão lũ; chỉ đạo Nhân dân tự dự trữ lương thực, các nhu yếu phẩm đảm bảo sinh hoạt từ 7 - 10 ngày.
Triển khai lực lượng xung kích phòng chống thiên tai ở địa phương giúp Nhân dân chằng chống nhà cửa, di chuyển dân đến tạm trú nơi an toàn; sẵn sàng thực hiện cứu nạn, cứu hộ nhân dân nơi khó khăn.
Nghiêm cấm tàu thuyền, các đò ngang, đò dọc hoạt động trên các sông suối, hồ chứa nước và các nơi ngập lũ sâu để chuyên chở người, hàng hóa; nghiêm cấm việc vớt củi trong lũ.
Tổ chức kiểm tra, rà soát phương án đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du hồ chứa; chỉ đạo các đơn vị quản lý hồ chứa nước thực hiện kiểm tra, quan trắc đập để kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố có thể xảy ra; trong đó đặc biệt lưu ý đến các hồ chứa thủy lợi đã tích đầy nước.
Thông báo cho các chủ đầu tư, đơn vị thi công công trình, nhất là các công trình đang thi công ở ven sông, trên sông, các hồ chứa nước, chủ các phương tiện vận tải thủy, các đơn vị khai thác khoáng sản biết thông tin về tình hình bão và mưa lũ để chủ động các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, tài sản và các phương tiện.
Đài Khí tượng thủy văn Quảng Nam thực hiện các bản tin dự báo, cảnh báo tình hình, diễn biến của mưa, bão và thu thập, phân tích thông tin số liệu cung cấp cho UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, các cơ quan, đơn vị có liên quan phục vụ kịp thời công tác PCTT trên địa bàn.
Để chủ động ứng phó với bão số 9, Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam yêu cầu thủ trưởng các đơn vị khẩn trương thông báo cho học sinh mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và học viên giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh nghỉ học 2 ngày (27-28/10).
Chương trình từ thiện: Cùng em đến trường hỗ trợ học sinh nghèo “Viết tiếp ước mơ” giai đoạn 2025 - 2028 sẽ hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh nghèo tại các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giãn, hoãn nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế.
Mới đây, tại các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Đắk Nông đã tổ chức trao giải và cấp giấy chứng nhận cho các khách hàng tiêu biểu đạt tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do công ty phát động.
Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.
Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1422/QĐ-TTg ngày 19/11/2024 về việc ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (cập nhật).