Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 19 tháng 3 năm 2024  
Thứ năm, ngày 15 tháng 10 năm 2020 | 15:42

Quảng Nam phấn đấu trở thành tỉnh phát triển khá trong cả nước vào năm 2030

Quảng Nam phấn đấu đến năm 2025 có 160 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), chiếm 80% số xã; phấn đấu trở thành tỉnh đạt chuẩn NTM trước năm 2035. Thu nhập bình quân đầu người tính theo thu nhập thực tế đến năm 2025 từ 68 - 70 triệu đồng…

Sáng nay (15/10), Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh tổ chức họp báo thông tin về định hướng phát triển tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
 
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh thông tin về định hướng phát triển tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh thông tin về định hướng phát triển tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

 

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, sau 3 ngày (11,12 và13/10) làm việc khẩn trương, nghiêm túc và trách nhiệm cao; với tinh thần "Dân chủ - Đoàn kết - Đổi mới - Sáng tạo - Phát triển", Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra.
 
Trên cơ sở phân tích, dự báo tình hình, nhận định những thời cơ, vận hội mới và những khó khăn, thách thức đan xen; từ đó, đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong nhiệm kỳ 2020 – 2025.
 
BCH Đảng bộ tỉnh Quảng Nam khóa XXII.
BCH Đảng bộ tỉnh Quảng Nam khóa XXII.

 

Đại hội biểu thị sự thống nhất cao với mục tiêu: "Xây dựng Đảng bộ tỉnh trong sạch, vững mạnh, hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phát huy dân chủ, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, bản sắc văn hóa và truyền thống cách mạng; cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và năng suất lao động xã hội; huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển kinh tế nhanh, bền vững; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân, bảo vệ tốt môi trường sinh thái; tăng cường quốc phòng, an ninh; đẩy mạnh hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế; phấn đấu đưa Quảng Nam trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước vào năm 2030".
 
Về các nhóm chỉ tiêu chủ yếu giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030
 
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân hằng năm từ 7,5 - 8%; GRDP bình quân đầu người đến năm 2025 từ 110 - 113 triệu đồng; thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân hằng năm 9% (trong đó, thu nội địa tăng bình quân 10%/năm, thu xuất nhập khẩu tăng bình quân 4%/năm); tỷ trọng các ngành trong GRDP đến năm 2025: công nghiệp - xây dựng từ 35,8 - 36%; dịch vụ từ 37,2 - 37,3%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp từ 17,5 - 17,4%; nông, lâm nghiệp, thủy sản từ 9,5 - 9,3%.
 
Đến năm 2030, công nghiệp - xây dựng 35,5% (trong đó, công nghiệp 28,7%); dịch vụ 37%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp 19,3%; nông, lâm nghiệp, thủy sản 8,1%.
 
Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2025 khoảng 37%; trong đó, phấn đấu xây dựng thành phố tỉnh lỵ Tam Kỳ cơ bản đạt các tiêu chí của đô thị loại I vào năm 2025, từng bước xây dựng đô thị sinh thái, thông minh và đạt tiêu chí đô thị loại I vào năm 2030. Đến năm 2030, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 40%.
 
Tỷ lệ thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa vào năm 2025 trên 99%; tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội so với GRDP đến năm 2025 trên 30%; số lượt khách du lịch đến năm 2025 đạt khoảng 12 triệu lượt khách; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa bình quân 10%/năm.
 
Phấn đấu đến cuối năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo của toàn tỉnh giảm còn 2,87% (trong đó, tỷ lệ hộ nghèo thuộc đối tượng bảo trợ xã hội khoảng 1,83%). Đến năm 2025, có 160 xã, chiếm 80% số xã đạt chuẩn NTM (trong đó, 64 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 16 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu); không còn huyện không có xã đạt chuẩn NTM, không còn xã đạt dưới 15 tiêu chí; có 09 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM (trong đó, có 02 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu); phấn đấu trở thành tỉnh đạt chuẩn NTM trước năm 2035. Thu nhập bình quân đầu người tính theo thu nhập thực tế đến năm 2025 từ 68 - 70 triệu đồng….
 
Những nhiệm vụ, giải pháp đưa Quảng Nam thành tỉnh phát triển của cả nước
 
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh cho biết: Để đưa Quảng Nam tiếp tục phát triển nhanh và bền vững hơn, Tỉnh ủy khóa XXII đưa ra 14 nhóm nhiệm vụ và giải pháp. Trong đó trọng tâm là xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh 3 nhiệm vụ đột phá chiến lược: Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và phát triển đô thị; chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư gắn với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; cải thiện môi trường đầu tư và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phát triển mạnh kinh tế biển và vùng đồng bằng ven biển; tập trung nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội vùng trung du, miền núi…
 
Phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM theo hướng bền vững
 
Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM đi vào thực chất, hiệu quả, bền vững, đem lại sự chuyển biến tích cực đến cuộc sống của người dân ở nông thôn; tiến đến xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.
 
Tập trung xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, kết nối chặt chẽ xây dựng NTM với quá trình đô thị hóa. Có cơ chế để thu hút mạnh các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn, nhất là lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao để xây dựng liên kết theo chuỗi giá trị, tiêu thụ sản phẩm, lấy đầu ra cho sản phẩm làm tiền đề để tổ chức sản xuất, xem đây là khâu đột phá cho phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh trong thời gian đến.
 
Đẩy mạnh thực hiện Chương trình OCOP gắn với xây dựng thương hiệu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm và phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn.
 
Nông nghiệp Quảng Nam sắp đến tập trung vào nông nghiệp hàng hóa; hướng đến nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp an toàn…
Hải Yến
Ý kiến bạn đọc
  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

  • Chào năm mới 2024! Dấu ấn vị thế mới hướng đến thịnh vượng

    Chào năm mới 2024! Dấu ấn vị thế mới hướng đến thịnh vượng

    1. Năm 2023 đã qua đi trong niềm vui và sự tự tin.

Top